Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kĩ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên , cần phải tính khấu hao TSCĐ. Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ dần TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử sụng.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với các doanh nghiệp được áp dụng theo thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính.
Thông tư này qui định về Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định gồm có 3 phương pháp:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp tính khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại hình TSCĐ của DN.
(1) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
* Nội dung của phương pháp
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
=
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử
Mức trích khấu hao trung bình năm của TSCĐ
Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng
đã sử dụng) của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
(2) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Nội dung của phương pháp:Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:
- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:
Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định =
Giá trị còn lại của tài sản cố định X
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao
nhanh (%)
= Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng X
Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( t £ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số
1
năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
(3) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
1. Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.
- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định =
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị
sản phẩm
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân
Tính cho một đơn vị sản phẩm
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao năm của tài sản cố
định
=
Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị
sản phẩm
Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.
1.4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng là TK 214: Hao mòn TSCĐ.
Nguyên giá của TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế
X =
Bên Nợ:
Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh.
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư. Số dư bên Nợ:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.
- Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình .
- Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động các BĐS đầu tư của doanh nghiệp.
1.4.3 Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Định kỳ tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí khác, ghi:
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (6234) Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý DN Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
- TSCĐ đã sử dụng, nhận được điều chuyển trong nội bộ tổng công ty, ghi: Nợ TK 211: TSCĐHH
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
- Khi hao mòn do các trường hợp giảm TSCĐ,… Xem phần hạch toán TK 211 ở trên. - Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:
Nợ TK 353:
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
- Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:
Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:
Nợ TK 623,627,641,621 : (Số chênh lệch khấu hao) Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Ngược lại, mức khấu hao TSCĐ giảm xuống so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có các TK 623, 627, 641, 642 : (Số chênh lệch khấu hao giảm)
1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ
1.5.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ là việc sửa chữa lặt vặt mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí của bộ phận sử dụng tài sản cố định đến đó.
Trường hợp hoạt động sửa chữa thường xuyên được doanh nghiệp thuê ngoài, căn cứ vào hóa đơn do bên sửa chữa cung cấp, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642…Tập hợp chi phí sửa chữa theo đối tượng Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK chi phí (111, 112, 331…): Tổng số tiền phải trả
Trường hợp doanh nghiệp tự đảm nhận việc sửa chữa thường xuyên, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sửa chữa thực phát sinh:
1.5.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận , chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc không hoạt động bình thường.
Tài sản sử dụng là TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ mạng tính phục hồi được tiến hành như sau: +) Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh
Nợ TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Nợ TK 133(1331)
Có TK 331: Tổng sổ tiền phải trả theo hợp đồng sửa chữa Có các TK:111, 112, 152, 214….
+) Kết chuyển giá trị công trình sửa chữa khi hoàn thành
Nợ TK 335: Giá thành công trình sửa chữa lớn theo kế hoạch hoặc
Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa theo kế hoạch
Nợ TK liên quan : (627, 641, 642) Giá hạch toán sửa chữa ngoài hế hoạch)
Có TK 241(2413) Giá thành thực tế sửa chữa
1.5.3 Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ
Sửa chữa nâng cấp TSCĐ là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản cố định như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của tài sản cố định. Kế toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như kế toán sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua tài khoản 2413.
Khi tiến hành nâng cấp TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí phát sinh: Nợ TK 2413: Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh
Có các TK liên quan : 111, 112,….
Trường hợp thuê ngoài sửa chữa nâng cấp, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 2413:
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng
Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Nợ TK 211: Có TK 2413:
Điều kiện áp dụng : Các DN có quy mô vừa và nhỏ
Ưu điểm: Là hình thức kế toán đơn giản, thuận lợi cho việc dùng máy tính.
Nhược điểm: Việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công.
1.6.2 Nhật ký sổ cái
kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức nhật kí chung.
- Điều kiện áp dung: DN có quy mô vừa và nhỏ, số nghiệp vụ không nhiều.
- Ưu điểm: Dễ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh, thuận tiện cho việc dùng máy tính. - Nhược điểm: Không thuận thiện cho việc phân công lao động kế toán.
1.6.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
- Điều kiện áp dụng: áp đụng đối với các Doanh nghiệp có quy mô và mô hình tổ chức bộ máy công tác tập trung.
- Ưu điểm: Dùng cho các loại hình doanh nghiệp và thuận tiện cho việc cơ giới hóa mẫu sổ đơn giản.
- Nhược điểm: Việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là điều kiện thủ công.
1.6.4 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
thức nhật ký chứng từ có 10 nhật ký chứng từ, được đánh số từ nhật ký chứng từ 1- 10. - Điều kiện áp dụng: DN có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công.
- Ưu điểm: Giúp tạo nên một hệ thống sổ có tính kiểm soát chặt chẽ, dễ chuyên môn hóa bộ sổ kế toán.
- Nhược điểm: Số lượng sổ sách có quy mô lớn, phức tạp cao, chỉ phù hợp với kế toán thủ công, không phù hợp với kế toán máy.
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
nghiệp
Phần II – THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÁI BÌNH DƯƠNG
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Thái Bình Dương2.1.1 Tên công ty 2.1.1 Tên công ty
Công ty TNHH Thái Bình Dương
Tên giao dịch quốc tế: Pacific Company Limited
2.1.2 Giám đốc công ty : Ông Vũ Hoàng Hà
2.1.3 Địa chỉ:
Công ty Thái Bình Dương nằm ở Lô C2 - Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
2.1.4 Cơ sở pháp lý của Công ty TNHH Thái Bình Dương
- Công ty TNHH Thái Bình Dương thành lập ngày 15/11/2004. Một trong những nhà sản xuất Mì ăn liền hàng đầu của Việt Nam.
- Vốn điều lệ: 88.000.000.000 đồng.
- Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
2.1.5 Loại hình công ty: Là công ty TNHH hai thành viên trở lên, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào