Đa dạng hoá công nợ và duy trì khả năng bán tài sản

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 62)

4 Hệ thống thông tin cần thiết để đo lường, quản lý, giám sát và báo cáo rủi ro thanh khoản.

4.8. Đa dạng hoá công nợ và duy trì khả năng bán tài sản

Đa dạng hoá công nợ

Sự tập trung về nguồn vốn sẽ làm phát sinh rủi ro thanh khoản. Ban quản lý cần biết rõ về thành phần, đặc điểm và sự đa dạng về nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng cần kiểm soát được tính phụ thuộc vào một hay một số nguồn vốn nhất định ở các mức độ sau:

• ở mức độ từng đối tác, sử dụng hạn mức tập trung tiền gửi như đã đề cập ở trên.

• Loại hình hoạt động. Sự phụ thuộc vào bất kỳ một loại hình huy động nào cũng có thể làm phát sinh rủi ro thanh khoản nếu một sự kiện nào đó xảy ra trên thị trường có tác động làm giảm lượng khách hàng ủng hộ loại hình đó.

• Bản chất của các nguồn cung về vốn. Sự phụ thuộc vào bất kỳ nhóm người gửi tiền nào (ví dụ nhóm những nhân viên trong doanh nghiệp nhà nước) có thể làm phát sinh rủi ro thanh khoản nếu các yếu tố kinh tế gây cho họ tâm lý muốn rút tiền khỏi ngân hàng.

• Vị trí địa lý của thị trường. Tập trung nguồn vốn từ một khu vực địa lý nhất định có thể gây ra rủi ro thanh khoản trong trường hợp suy thoái kinh tế của khu vực đó khiến nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền tăng.

Duy trì khả năng bán tài sản

Để dự đoán khả năng thanh khoản, cần đánh giá liệu khả năng của Ngân hàng trong việc bán tài sản trên thị trường sẽ bị giảm đi như thế nào trong điều kiện thị trường không thuận lợi. Ví dụ, việc bán các trái phiếu được niêm yết sẽ phụ thuộc vào tình hình của thị trường chứng khoán. Để xem xét khả năng bán/thanh lý tài sản, tài sản có thể được làm bốn loại theo tính thanh khoản như sau:

• Loại một (khả năng thanh khoản cao nhất) bao gồm tiền gửi tại các chi nhánh, các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác và tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước;

• Loại hai, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng khác, trái phiếu Chính phủ và chứng khoán đầu tư;

• Loại ba, các tài sản có thể bán thông qua thương lượng như đầu tư vốn và các khoản cho vay trong danh mục tín dụng;

• Loại bốn, (ít có tính thanh khoản nhất), các loại tài sản gần như không thể bán được như các khoản nợ xấu hoặc một số tài sản cố định.

Ngân hàng cần đảm bảo khả năng bán tài sản bằng cách đưa vào các điều khoản có lợi trong hợp đồng khi có thể. Việc sử dụng các điều khoản bán nợ trong hợp đồng cho vay là một ví dụ về cách ngân hàng có thể bảo vệ khả năng thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w