Hạn mức tín dụng tổng hạn mức cho vay cho một khách hàng, cho một nhóm khách hàng và cho toàn bộ danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 26)

5. Mức độ tập trung của danh mục tín dụng.

3.4.3. Hạn mức tín dụng tổng hạn mức cho vay cho một khách hàng, cho một nhóm khách hàng và cho toàn bộ danh mục cho vay.

một nhóm khách hàng và cho toàn bộ danh mục cho vay.

• Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng và nhóm các khách hàng liên quan với nhau.

• Đảm bảo rằng danh mục tín dụng được đa dạng hoá một cách hợp lý xét về khía cạnh danh mục mục tiêu theo từng ngành nghề, từng khu vực kinh tế, vị trí địa lý và từng loại sản phẩm.

• Đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nước Ban Giám đốc của Ngân hàng đã ra quyết định số 408/QĐ/NHNT ngày 29/3/2002, xác định quy trình mà các Hội đồng tín dụng trung ương và cơ sở thiết lập giới hạn cho vay với từng khách hàng theo các giới hạn đã được đặt ra ở phần 3.4.2.

Những hướng dẫn sau đây cần phải được xem xét trong quá trình đặt ra các giới hạn:

• Các giới hạn cần bao gồm toàn bộ các rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể đối với toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, như tín dụng, tài trợ thương mại (ngoài bảng tổng kết tài sản), hoạt động liên ngân hàng và hoạt động nguồn vốn (tỷ giá hối đoái) và các giao dịch khác liên quan đến rủi ro tín dụng.

• Những khoản vượt quá giới hạn trên cần được Hội đồng tín dụng phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể, có xem xét đến chất lượng của khoản thế chấp bổ sung mà đơn vị vay vốn có thể cung cấp cho ngân hàng.

• Phương pháp bù trừ số dư có thể được áp dụng để hạn chể rủi ro tín dụng, chẳng hạn như các giao dịch liên ngân hàng. Để có thể thực sự hạn chể rủi ro những thoả thuận bù trừ như vậy cần phải có thể thực hiện được trong khuôn khổ pháp luật.

• Giới hạn cho từng khách hàng có thể được tạo lập ban đầu dựa trên xếp hạng rủi ro tính từ Hệ thống tính điểm rủi ro tín dụng. Giới hạn cao hơn có thể được áp dụng cho các khách hàng có điểm cao. Theo điều 18 của Quyết định số 1627/2001/QĐ/NHNN ngày 31/12/2001, tổng dư nợ đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

• Giới hạn đối với từng nhóm khách hàng vay có quan hệ với nhau cần được tạo lập song song với giới hạn cho vay cho từng khách hàng đơn lẻ. Giới hạn nhóm là rất quan trọng do mối tương quan tiềm năng của các nhân tố liên

quan đến rủi ro tín dụng của các đơn vị thành viên trong nhóm, và sự gia tăng mức độ tập t rung rủi ro mà mối tương quan này tạo ra cho ngân hàng. Nhóm đơn vị vay vốn được xem là “có quan hệ với nhau” khi họ có chung giám đốc/lãnh đạo, hoặc có sự đồng sở hữu tư nhân về cổ phiếu, hoặc nắm giữ cổ phiếu lẫn nhau. Một ví dụ về tập trung rủi ro là khi các hoạt động của đơn vị vay này phụ thuộc vào quan hệ thương mại với đơn vị vay khác. Nguyên lý “domino” có thể được áp dụng, phát sinh từ việc sự thất bại của một đơn vị kéo theo sự thất bại của các đơn vị khác trong nhóm.

• Các giới hạn áp dụng cho sự phối hợp trong danh mục tín dụng đước xác định dựa vào chiến lược tín dụng của ngân hàng và dựa vào sự phối hợp danh mục mục tiêu được phê duyệt trong chiến lược tín dụng đó.

• Rủi ro thực tế đối với các giới hạn cần được giám sát ở cấp độ từng đơn vị vay riêng lẻ, từng nhóm đơn vị vay có quan hệ với nhau và từng danh mục tín dụng.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w