Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 83)

5 Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư rõ ràng và bắt buộc 7.6 Khung quản lý này chỉ đề ra những nội dung cơ bản đối với rủi ro thị trường liên

7.6. Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư

Việc thiết lập một cơ chế hạn mức giao dịch và đầu tư, như mô tả dưới đây, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro giá đầu tư. Hạn mức có thể ở các dạng sau:

• Hạn mức phê duyệt đầu tư chứng khoán. Ban Giám đốc có thể giao hạn mức phê duyệt một số khoản đầu tư cho các trưởng phòng. Ví dụ, Trưởng phòng vốn có thể phê duyệt mua trái phiếu kho bạc.

• Hạn mức dừng khi lỗ (stop loss), thể hiện mức lỗ chưa thực hiện cao nhất ngân hàng ngân hàng có thể chấp nhận đối với một danh mục đầu tư trước khi tìm cách bán hay giảm khoản đầu tư nắm giữ.

• Hạn mức tập trung, dựa trên các tiêu chí đa dạng hoá đầu tư như mô tả trên đây, hạn mức cần được thiết lập một cách nhất quán với mục tiêu kinh doanh và đầu tư của ngân hàng. Các hạn mức này có thể dựa trên phần trăm danh mục đầu tư hay tổng tài sản của ngân hàng.

• Hạn mức sở hữu, hạn chế %tổng vốn điều lệ của bên nhận đầu tư mà ngân hàng có thể nắm giữ. Ngân hàng có thể hạn chế % nắm giữ cổ phần của một đơn vị được đầu tư nào đó vì nếu vượt quá mức nhất định thì ngân hàng sẽ phải chịu thêm trách nhiệm và có thể dẫn tới tình trạng Vietcombank trở thành “ người tạo thị trường” đối với cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

• Hạn mức luật định. Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của Ngân hàng Nhà nước quy định các khoản đầu tư vào một doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tính trên tổng số, không kể các khoản đầu tư vào các tổ chức tín dụng khác, danh mục đầu tư của ngân hàng không được vượt quá 30% tổng vốn điều lệ.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w