5 Hệ thống hạn mức giao dịch và đầu tư rõ ràng và bắt buộc 7.6 Khung quản lý này chỉ đề ra những nội dung cơ bản đối với rủi ro thị trường liên
7.4. Thực hiện đánh giá cần thiết đối vớicác khoản đầu tư tiềm năng và kiểm soát các khoản đầu tư hiện có
kiểm soát các khoản đầu tư hiện có
Trước khi đầu tư vào một chứng khoán nào đó, ngân hàng cần phân tích, đánh giá mọi mặt về khoản đầu tư đó. Mục đích của việc đánh giá này cũng tương tự như phân tích tín dụng –qua phân tích kỹ lưỡng các thông tin cần thiết, ngân hàng sẽ nhận biết được rõ ràng hơn những nhân tố ảnh hưởng tới sự giảm giá tài sản trong tương lai. Mức độ chi tiết của phân tích này tuỳ thuộc vào lượng tiền đầu tư và như đã đề cập ở trong phần sau đây, bản chất của khoản đầu tư.
Chứng khoán đầu tư ngắn và trung hạn
Những chứng khoán trong nhóm này thường bao gồm công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu do ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành cũng như trái phiếu của các quỹ quản lý ngoại tệ (như Citibank, New York) và các quỹ uỷ thác đầu tư khác. Các chứng khoán đầu tư này cần được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
• Rủi ro tín dụng liên quan đến bên phát hành trái phiếu là gì? Nếu bên phát hành trái phiếu là một tổ chức tài chính hay một công ty, rủi ro tín dụng có thể được đánh giá sử dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng. Nếu bên phát hành là cơ quan Chính phủ thì việc chi trả có được Chính phủ bảo đảm hay không? Nếu rủi ro tín dụng ở mức không thể chấp nhận được, bên phát hành có thể chấp tài sản hay không?
• Có thị trường thứ cấp cho chứng khoán này khi Ngân hàng muốn bán chứng khoán trước hạn hay không?
• Ngân hàng có nắm giữ chứng khoán nào của bên phát hành này trước đó hay không và ngân hàng đã gặp phải khó khăn nào không lường trước được?
• Nếu các chứng khoán là do quỹ uỷ thác đầu tư phát hành thì bản chất của các khoản đầu tư trong quỹ đó là gì và chúng có bao gồm các công cụ phái sinh hay không?
• Các yếu tố rủi ro khác có tồn tại hay không, ví dụ như rủi ro hối đoái hay rủi ro quốc gia?
• Lãi từ khoản đầu tư này có tính cạnh tranh so với các khoản đầu tư khác với các điều khoản tương tự hay không?
Nhân viên khối phòng Vốn là những người phù hợp nhất để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trên. Do các chứng khoán này thường có lãi suất cố định và thời gian cố định, Ngân hàng thường không thể thanh toán chứng khoán trước hạn. Do đó, việc giám sát liên tục các khoản đầu tư đó sẽ chỉ chú trọng vào việc nhận biết các yếu tố quan trọng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán chứng khoán khi đáo hạn và thu lãi đúng hạn.
Cổ phiếu niêm yết và các khoản đầu tư dài hạn.
Các khoản đầu tư trong mục này bao gồm cổ phiếu giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam, tham gia vốn vào các công ty cổ phần và đầu tư vốn vào các công ty không niêm yết. Cổ phiếu và đầu tư vốn cần được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:
• Bản chất ngành mà doanh nghiệp hoạt động là gì, triển vọng của ngành như thế nào và vị trí của doanh nghiệp so sánhiệm vụới các đối thủ cạnh tranh ra sao?
• Tình hình tài chính gần đây của doanh nghiệp như thế nào và khả năng hoạt động trong 2 đến 3 năm tới ra sao?
• Doanh nghiệp đã có kế hoạch hoạt động chi tiết hay chưa và chiến lược hoạt động có gắn liền với dự toán tài chính hay không?
• Nếu doanh nghiệp đã có dự toán tài chính thì những giả thiết liên quan có hợp lý hay không?
• Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo như thế nào và kinh nghiệm, uy tín của họ ra sao?
• Tỷ lệ giá/lợi nhuận (tỷ lệ PE) của cổ phiếu như thế nào và tỷ lệ này so với các doanh nghiệp cùng ngành ra sao?
• Nếu doanh nghiệp là một ngân hàng hay tổ chức tài chính, việc mua cổ phần có mang lại lợi ích chiến lược như khả năng cung cấp dịch vụ đan chéo với Vietcombank, hay giảm cạnh tranh trực tiếp trong một số khu vực hay sản phẩm hay không.
Phòng đầu tư có trách nhiệm đánh giá các khoản đầu tư mới và trình Ban lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt. Phòng này cũng có trách nhiệm giám sát các khoản
đầu tư hiện có dựa trên báo cáo phân tích hàng quý, báo cáo nửa năm hay báo cáo thường niên của nhà đầu tư.