Quy trình đo lường và giám sát các yêu cầu tài trợ thuần.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 59)

4 Hệ thống thông tin cần thiết để đo lường, quản lý, giám sát và báo cáo rủi ro thanh khoản.

4.6. Quy trình đo lường và giám sát các yêu cầu tài trợ thuần.

Phân tích luồng tiền dự toán.

ở mức độ cơ bản nhất, việc tính toán khả năng thanh khoản chính là việc đánh giá luồng tiền vào so với luồng tiền ra của ngân hàng dựa trên thời gian dự tính của luồng tiền. Thời gian đáo hạn của cá tài sản và công nợ có tính chất tiền tệ là yếu tố quan trọng đánh giá thời gian các luồng tiền trong tương lai. Thời gian đáo hạn chính là thời gian còn lại đến khi trả nợ theo hợp đồng và điều khoản phát hành. Trên thực tế, thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ có tính chất tiền tệ có thể khác với các điều khoản hợp đồng và dựa trên thoả thuận miệng giữa các bên và các điều khoản phụ lục ngoài hợp đồng.

Yêu cầu tài trợ thuần được quyết định bằng cách phân tích luồng tiền vào (chủ yếu là từ các tài sản đáo hạn và các khoản tiền gửi nhận được) và các luồng tiền ra (chủ yếu do giải ngân các khoản cho vay và trả cho những người rút tiền gửi), dựa trên giả định về khả năng thanh khoản của tài sản và công nợ.

• Tỷ lệ tài sản đáo hạn ngân hàng sẵn sàng và có thể quay vòng?

• Khối lượng rút vốn dự kiến của các khoản cho vay đã ký?

• Mức độ của các đơn xin vay sẽ được phê duyệt?

Khi quyết định công nợ tương lai, cần cân nhắc những vấn đề sau:

• Mức độ quay vòng bình thường của các khoản tiền gửi có kỳ hạn?

• Thời gian đáo hạn thực của tiền gửi không kỳ hạn?

• Mức độ tăng trưởng của những khoản tiền gửi mới?

Thang đáo hạn

Thang đáo hạn là một công cụ hữu dụng sử dụng cho mục đích phân tích các dòng tiền vào và ro tính đến một thời điểm nhất định trong tương lai. Thặng dư luỹ kế thuần và thiếu hụt luỹ kế thuần sẽ được tính toán trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ này cho phép người quản lý có thể quyết định mức tài sản thanh khoản cần dự trữ để đáp ứng được nhu cầu dòng tiền ra trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Khoảng thời gian để tính toán thang đáo hạn thường ngắn, thông thường bắt đầu từ ngày tiếp theo và các khoảng 1-3 ngày, 3-5 ngày. Các khoảng thời gian tiếp theo có thể được kéo dài trong một kỳ hoặc hơn một năm. Ví dụ về một mẫu thang đáo hạn được trình bày trong Phụ lục 4.

Phân tích dòng tiền vào và ra sử dụng phương pháp giả định tình huống.

Một phân tích cụ thể hơn về khả năng thanh khoản tương lai sử dụng phương pháp giả định tình huống để dự đoán thay đổi của các luồng tiền trong các điều kiện khác. Điều quan trọng trong phương pháp này là nắm bắt được xu hướng của nền kinh tế và thị trường cùng với sử dụng kinh nghiệm quá khứ về những vấn đề như mức độ quay vòng các khoản tiền gửi có kỳ hạn khi đến hạn. Những giả định mà ngân hàng cần đặt ra để dự đoán luồng tiền sẽ bao gồm:

• Trong điều kiện thị trường bình thường, giả định các khách hàng của ngân hàng sẽ quay vòng tiền gửi và các khoản cho vay một cách bình thường. Trường hợp này giải định Vietcombank chỉ thực hiện những hoạt động bình thường để tài trợ cho các khoản thiếu hụt hay đầu tư các khoản tiền thặng dư.

• Điều kiện suy thoái, chẳng hạn lo ngại phát sinh từ cuộc khủng hoảng quốc gia tạo ra nhu cầu rút vốn rất lớn trong nhân dân. Cần có một kế hoạch dự phòng chỉ ra trong tình huống khẩn cấp này, ngân hàng có nguồn tiền nào đẻ bù đắp.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w