Phòng Kiểm toán và kiểm soát nội bộ (ICAD)

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 96)

9. Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro

9.3. Phòng Kiểm toán và kiểm soát nội bộ (ICAD)

Mục tiêu

Phòng Kiểm toán và kiểm soát nội bộ (ICAD), báo cáo Tổng giám đốc, có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu việc thực thi chiến lược quản lý rủi ro có tuân thủ theo các chính sách quản lý rủi ro đã được thiết lập, và liệu các kiểm soát nội bộ hiện tại có đầy đủ và phù hợp. Việc ICAD là bộ phận độc lập với các hoạt động hàng ngày và có nhiệm vụ xem xét hoạt động của tất cả các bộ phần là một vấn đề rất quan trọng.

Trách nhiệm

ICAD có trách nhiệm thực hiện các hoạt động như đề cập sau đây. Các hoạt động này cần được Ban giám đốc phê duyệt trong kế hoạch kiểm toán thường niên, trong đó nêu rõ các hoạt động quản lý rủi ro, hoạt động kiểm toán do ICAD thực hiện, nêu rõ thời gian và mức độ thường xuyên tiến hành kiểm toán:

• Xem xét tính hợp lý, đầy đủ, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và môi trường kiểm soát nội bộ;

• Đảm bảo phân tách quyền hạn thích hợp giữa quản lý, kiểm soát, báo cáo và thanh toán;

• Kiểm tra kiểm soát định kỳ và kiểm tra bất thường về việc tuân thủ theo các chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước

• Xem xét việc thực hiện các chính sách quản lý rủi ro

• Xem xét chức năng kế toán và kiểm tra hồ sơ khác

• Xem xét quyết định của Tổng giám đốc đối với hoạt động của Ngân hàng Theo cơ cấu tổ chức, hoạt động của ICAD chú trọng vào các rủi ro hoạt động. Do phạm vi bao trùm của loại rủi ro này, phần trách nhiệm quản lý của chức năng ICAD tại Sở giao dịhc và các chi nhánh cũng rất rộng. Do đó, một công tác rất quan trọng đối với ICAD là cần phải nêu rõ trong kế hoạch kiểm toán thường niên các vấn đề ưu tiên của hoạt động kiểm toán, đó là các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực có nhiều rủi ro hoạt động nhất trong ngân hàng.

ICAD cần được tiếp cận không hạn chế với tất cả các hoạt động, các tài sản và nhân sự của ngân hàng trong chừng mực cần thiết để thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả. Để hoạt động hiệu quả, ICAD cần phải theo dõi các hoạt động đã được báo cáo, đảm bảo lãnh đạo nhận trách nhiệm khắc phục các sự cố và có hành động xử lý kịp thời.

Quyền hạn và chức năng độc lập của ICAD có thể tăng lên với việc thành lập Uỷ ban Kiểm toán độc lập để kiểm soát và hỗ trợ các hoạt động. Hoặc trách nhiệm của Ban Kiểm soát hiện tại của Ngân hàng có thể được mở rộng để tham gia sâu hơn vào các hoạt động của ICAD.

Một phần của tài liệu cẩm nang quản lý rủi ro ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w