Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 56)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

2.1.4 Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin

Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin là những thói quen tìm kiếm

thông tin, nguồn khai thác thông tin, loại hình thông tin và sản phẩm thông tin được

tạo lập. Thói quen đó được hình thành dựa trên đặc điểm tâm lí cá nhân và môi

người dùng tin là cơ sở để các cơ quan thông tin có những điều chỉnh hoạt động

thông tin phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người dùng tin.

2.1.4.1 Thời gian và địa điểm khai thác thông tin

* Thời gian thu thập thông tin

Thời gian thu thập thông tin của NDT một mặt thể hiện thói quen hàng ngày của NDT. Mặt khác nó cũng là một trong những yếu tố quyết định việc khai thác và tìm kiếm thông tin của NDT. Nếu có nhiều thời gian, NDT sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề mình yêu thích. Nếu có ít thời gian, NDT sẽ chỉ nắm được

những vấn đề cơ bản về nội dung một tài liệu hoặc một lĩnh vực nào đó. Nếu không

có thời gian, NDT sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với nguồn tư liệu nhằm phục vụ cho

công việc và cuộc sống của họ. Nghiên cứu về quỹ thời gian dành cho việc tìm và

đọc tài liệu của NDT tại Trường ĐHHT, ta có kết quả sau:

Bảng 2.6: Thời gian dành cho việc thu thập thông tin của người dùng tin

Các nhóm NDT

Nhóm thời gian

Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV

SL % SL % SL % SL %

285 100 28 100 65 100 192 100

Không có thời gian 2 0.7 2 7.1 0 0 0 0

Từ 1-2 giờ 144 50.5 13 46.4 26 40 105 54.7

Từ 3-4 giờ 96 33.7 9 32.1 20 30.8 67 34.9

Từ 5-6 giờ 12 4.2 1 3.6 11 16.9 0 0

Không xác định 31 10.9 3 10.7 8 12.3 20 10.4

Thông tin là chất liệu không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học. Nhiều nhà khoa học khẳng định hơn một nửa thời gian làm việc họ dành cho việc tìm kiếm

thông tin và xử lý các thông tin thu được. Đa số NDT tại Thư viện Trường ĐHHT

dành từ 1-2 giờ trong ngày để thu thập thông tin (50.5%); 33.7% số NDT dành 3-4 giờ,; 10.9% thu thập thông tin một cách ngẫu hứng và đột xuất khi cần chứ không

được hỏi trả lời là không có thời gian để thu thập thông tin.

Do đặc điểm công việc của mỗi nhóm NDT khác nhau nên thời gian dành cho việc thu thập thông tin của các nhóm NDT tại Thư viện cũng khác nhau.

Biểu đồ 2.3: Thời gian thu thập thông tin của các nhóm NDT

Với công tác kiêm nhiệm luôn luôn bận rộn nên thời gian để đội ngũ CBLĐQL thu thập thông tin có nhiều hạn chế. Phần lớn họ dành 1-2 giờ (46.4%);

Có 32.1% số người dành 3-4 giờ; chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ dành 5-6 giờ (3.6%) trong

ngày cho việc khai thác thông tin. Ngoài ra, có 7.1% số người trong nhóm này có những thời điểm không có thời gian để tìm đọc tài liệu.

Thu thập và tích lũy thông tin là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu

khoa học và giảng dạy. Chỉ bằng cách này cán bộ giảng dạy mới thực sự trở thành

người gợi mở, cập nhật kiến thức mới vào công tác giảng dạy đồng thời kích thích người học tìm tòi, nắm vững kiến thức cơ bản, mở rộng vốn hiểu biết và nhanh chóng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì thế nhóm NDT là CBNCGD luôn chú ý dành nhiều thời gian cho việc thu thập và khai thác thông tin. Ngoài 40% số người dành từ 1-2 giờ mỗi ngày thì cũng có rất nhiều người dành từ

3-4 giờ (30.8%) và 5-6 giờ (16.9%). Qua trao đổi, họ cho biết ngoài việc cập nhật

kiến thức chuyên môn họ còn phải tìm kiếm thông tin để phục vụ cho việc học lên

0 10 20 30 40 50 60 Không có thời gian Từ 1-2 giờ Từ 3-4 giờ Từ 5-6 giờ Không xác định CBLĐQL CBNCGD HSSV

thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Trong số những người được hỏi, không có ai ở nhóm

này trả lời là không có thời gian cho việc thu thập thông tin. Do thói quen cá nhân

cũng như đặc thù công việc nên dù bận rộn đến đâu CBNCGD cũng luôn cố gắng

thu xếp thời gian để tự học, tự bồi dưỡng thêm kiến thức.

Hàng ngày, nhóm HSSV dành thời gian cho việc thu thập thông tin khá đồng đều, không có đối tượng nào trả lời “không có thời gian”,nhưng cũng không có ai

dành 5-6 giờ. Có 54.7% số HSSV thường dành 1-2h để tìm đọc tài liệu. Nhiều sinh

viên (34.9%) phải dành 3-4 giờ để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc làm báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp,…khi học năm cuối. Có 10.4% số HSSV lại chỉ khai

thác thông tin khi rảnh rỗi hoặc vào mùa thi chứ không hình thành một thói quen

khai thác nhất định.

* Nguồn khai thác thông tin của người dùng tin

Địa điểm khai thác thông tin là nơi tập hợp các nguồn tin mà ở đó NDT có

thể sử dụng các phương tiện để tìm kiếm và sử dụng những thông tin phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc của họ. Là một trường đại học ở địa phương, nên NDT ở Trường ĐHHT không có nhiều nguồn khai thác thông tin để lựa chọn như ở

Hà Nội hay TP. HCM. Trên địa bàn tỉnh, ngoài Thư viện của Trường chỉ có Thư

viện Tỉnh chứ không có các cơ quan TT-TV nào khác để NDT có thể đến tìm đọc

tài liệu. Chính vì thế, tìm hiểu nguồn khai thác thông tin của NDT là một trong

những cơ sở để Trung tâm có những giải pháp phát triển một cách hợp lí.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng toàn cầu Internet đã

đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn cho con người trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội. Ngày nay, Internet đã trở thành một kênh thông tin phục vụ đắc lực cho con người trong việc tìm kiếm, khai thác một cách có hiệu quả. Chính vì thế, tất cả người dùng tin (100%) ở Thư viện Trường ĐHHT đều có thói quen khai thác thông tin trên mạng Internet bởi sự nhanh chóng và tiện dụng của nó.

Khai thác thông tin từ nguồn tài liệu “Tự mua” cũng chiếm tỉ lệ tương đối

lớn với 53.3%, nhưng tập trung chủ yếu ở hai nhóm người dùng tin là CBLĐQL và

CBNCGD (89.3% và 89.2%), bởi hai nhóm này có điều kiện tài chính cũng như nhu

Bảng 2.7: Các nguồn khai thác thông tin của người dùng tin Các nhóm NDT Nguồn khai thác Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Trung tâm TV ĐHHT 239 83.8 16 57.1 60 92.3 163 84.9 Thư viện Tỉnh 6 2.1 1 3.6 5 7.7 0 0 Tự mua 152 53.3 25 89.3 58 89.2 69 35.9 Trên Internet 285 100 28 100 65 100 192 100 Các nguồn khác 71 24.9 13 46.4 32 49.2 26 13.5

Tỉ lệ các nhóm NDT khai thác thông tin/ tài liệu từ các nguồn khác như trao đổi, mượn từ các chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè, thầy cô,.. chiếm 24.9 %. Trong đó, nhóm NDT làm công tác lãnh đạo, quản lý chiếm 46.4%; nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy chiếm 49.2%. Sở dĩ hai nhóm này có tỉ lệ cao vì họ có điều kiện tham gia các hội nghị, hội thảo, học tập tại nước ngoài, có mối quan hệ xã hội rộng,…Với nhóm NDT là học sinh, sinh viên thì tỉ lệ khai thác thông tin từ các

nguồn khác không cao, chỉ chiếm 13.5% mà chủ yếu là bằng cách mượn của bạn bè, thầy cô để tham khảo phục vụ cho việc học tập.

Kết quả điều tra còn cho thấy, không có đối tượng HSSV nào lựa chọn địa điểm Thư viện Tỉnh để khai thác thông tin mà chỉ có cán bộ giảng viên đến tìm kiếm tài liệu khi cần thiết nhưng tỉ lệ cũng rất thấp (2.1%) bởi Thư viện Tỉnh là một thư viện công cộng, đặc điểm vốn tài liệu không phù hợp với nhu cầu của các đối tượng NDT tại Thư viện Trường ĐHHT.

Bên cạnh việc tìm kiếm, khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thì tỉ

lệ người dùng tin sử dụng Trung tâm TV ĐHHT cũng chiếm tỉ lệ rất cao (83.8%), trong đó, nhóm CBNCGD chiếm 92.3% và nhóm HSSV chiếm 84.9% còn nhóm

CBLĐQL có điều kiện thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nên số người sử dụng

số đông cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chỉ thỉnh thoảng đến mượn tài liệu (46.3% và 50.7%) và đổi tài liệu khác chứ không đến ngồi đọc một cách thường xuyên. Nhóm CBNCGD có nhiều thời gian hơn nên tỉ lệ đến Thư viện

một tuần vài lần chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm cán bộ kiêm nhiệm (41.6% và 10.8%) và không có ai trong hai nhóm này có thời gian để đến Thư viện hàng ngày cả. Nhóm HSSV là nhóm có tỉ lệ sử dụng TV cao và thường xuyên hơn hai nhóm kia. Có 21.6% số sinh viên trả lời họ đến Thư viện hàng ngày, 39.3% một tuần đến vài lần và 24% người thỉnh thoảng đến. Do ngoài thời gian lên lớp và các hoạt động Nhà

trường tổ chức, đối tượng HSSVchưa phải vướng bận cuộc sống gia đình hay việc

gì khác nên họ có nhiều thời gian rảnh rỗi để đến Thư viện. Mục đích của HSSV khi đến TV có thể để mượn tài liệu phục vụ cho việc học tập hay đáp ứng nhu cầu giải trí, đôi khi họ đến chỉ để có một không gian yên tĩnh, thoáng mát ngồi tự học.

Bảng 2.8: Tần suất sử dụng Thư viện của người dùng tin

Các nhóm NDT Tần suất Sử dụng TV Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Không 46 16.1 12 42.9 5 7.7 29 15.1 Thỉnh thoảng 92 32.3 13 46.3 33 50.7 46 24 Thường xuyên 105 36.8 3 10.8 27 41.6 75 39.1 Hàng ngày 42 14.7 0 0 0 0 42 21.8

Như vậy, tìm hiểu về tập quán sử dụng thông tin của các nhóm NDT cho

thấy nhu cầu và thói quen sử dụng thông tin của các nhóm NDT là rất lớn và rất phong phú, đa dạng. Điều đó đòi hỏi Thư viện phải có những chính sách tăng cường cơ sở vật chất, phát triển nguồn lực thông tin, chú trọng công tác maketing các sản

phẩm và dịch vụ,…nhằm không ngừng nâng cao tỉ lệ NDT đến khai thác, sử dụng

2.1.4.2 Các sản phẩm và dịch vụ thông tinthường sử dụng

* Các sản phẩm thông tin

Sản phẩm TT-TV là kết quả của quá trình xử lý thông tin do tập thể cán bộ thư viện thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của bạn đọc. NDT đã sử dụng các sản

phẩm TT-TV nhằm mục đích tìm kiếm và khai thác thông tin trong TV. Qua điều

tra, khảo sát cho thấy, nhu cầu về các loại hình sản phẩm thông tin ở TV ĐHHT là rất lớn. Nhu cầu này đã tạo động lực cho TV tăng cường hơn nữa chiến lược phát

triển hệ thống sản phẩm thông tin của mình thêm hoàn chỉnh và phong phú để gia tăng chất lượng phục vụ trong hoạt động TT-TV của Nhà trường.

Bảng 2.4: Nhu cầu về sản phẩm thông tin của người dùng tin

Các nhóm NDT Các sản phẩm Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 ML truyền thống 48 16.8 0 0 12 18.5 36 18.6 ML trực tuyến OPAC 257 90.2 21 75 63 96.9 173 90.1 Thư mục 94 33 6 21.4 27 41.5 61 31.8 Danh mục sách mới 184 64.6 25 89.3 65 100 94 49 Các sản phẩm khác 10 3.5 2 7.1 8 12.3 0 0

Nhìn vào bảng tổng hợp phiếu điều tra, ta có thể thấy cả ba nhóm NDT đều có nhu cầu được sử dụng Mục lục trực tuyến OPAC rất lớn (90.2%) bởi nó dễ dàng sử dụng và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn đọc một cách nhanh chóng, chính xác. Nhu cầu về Danh mục sách mới chiếm 64.6% (trong đó CBNCGD là 100%, CBLĐQL: 89.3 %). Do được đăng định kỳ trên Website của Trường nên hầu hết cán bộ và giảng viên khi truy cập vào để xem lịch làm việc, đọc thông báo và các tin tức nội bộđều tiện thể tìm hiểu về danh mục những tài liệu mới để tìm đọc hoặc đặt mua. Trong khi đó, lượng sinh viên truy cập vào website của Trường không nhiều và cũng ít người biết đến Danh mục sách mới này nên chỉ có 49% số

Bên cạnh đó, những sản phẩm TT-TV truyền thống hiện nay vẫn được bạn

đọc quan tâm. Nhu cầu sử dụng Thư mục chiếm 33% NCT của NDT, trong đó

nhóm CBNCGD có tỉ lệ cao hơn cả với 41.5 %. Những NDT này thường sử dụng

Thư mục để thu thập tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Có 31.8% NDT là HSSV quan tâm đến sản phẩm Thư mục nhưng hầu hết đều là học sinh của ngành Trung cấp Thiết bị - Thư viện xem để học tập, tham khảo cách trình bày, biên soạn.

Nhu cầu về sử dụng hệ thống mục lục truyền thống chỉ chiếm 16.8% NCT của NDT. Thực tế cho thấy, từ khi có mục lục trực tuyến OPAC, tủ mục lục của TV

Trường chỉ được một số cán bộ giảng viên lớn tuổi sử dụng do thói quen còn đối với HSSV, nó chỉ hữu ích trong những trường hợp mất điện, hệ thống máy tính tra cứu bị hỏng hoặc lỗi phần mềm không truy cập được.

Các sản phẩm thông tin khác như: tóm tắt, chỉ dẫn, tổng quan, tổng luận,… không hề được nhóm HSSV mong muốn sử dụng mà chỉ có 7.1% CBLĐQL và 12.3% CBNCGD quan tâm. Đây là những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao,

người tạo ra nó phải có kiến thức tổng hợp, có sự phân tích, khái quát mang tính chất khoa học về một vấn đềnào đó. Những sản phẩm này rất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo trong quá trình quản lý và ra quyết định của mình.

* Các dịch vụ thông tin

Tương tự khái niệm về sản phẩm, thuật ngữ dịch vụ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong lĩnh vực thông tin, khái niệm dịch vụ thông tin -

thư viện được hiểu là “những hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của

người sử dụng các cơ quan thông tin, thư viện” [29, tr. 25].

Dịch vụ thông tin - thư viện có mối quan hệ chặt chẽ giữa người dùng tin và cán bộthư viện. Trên cơ sở các yêu cầu về thông tin của người dùng tin, cán bộ thư

viện triển khai các dịch vụ, ngược lại nhờ các dịch vụ do cán bộ thư viện tạo ra

Bảng 2.5: Nhu cầu về các dịch vụ thông tin của người dùng tin Các nhóm NDT Các dịch vụ Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100

Đọc tài liệu tại chỗ 130 45.6 0 0 16 24.6 123 64.1

Mượn tài liệu về nhà 238 83.5 22 78.6 57 87.7 159 82.8 DV sao chụp tài liệu 126 44.2 3 10.7 26 40 97 50.5 DV sử dụng Internet 190 66.7 0 0 9 13.8 181 94.3

DV Hướng dẫn sử dụng TV 223 78.2 0 0 31 47.7 192 100

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy NDT đến TV ĐHHT đã thực sự quan tâm đến các dịch vụ thông tin và các dịch vụnày đã giúp ích cho họ một cách hữu hiệu khi tiếp cận được những thông tin mà họ cần. Tuy nhiên, nhu cầu về các dịch vụ thông tin có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm NDT trong Trường. Trong tất

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)