Nhu cầu về nội dung tài liệu

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 46)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

2.1.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu

Mục tiêu của trường Đại học Hà Tĩnh là phấn đấu “trở thành một trung tâm đào tạo, NCKH, trung tâm văn hoá trình độ cao của Tỉnh, một TrườngĐại

họcđa cấp,đa ngành có uy tín của khu vực miền Trung và trong cả nước ”. Với

mục tiêu ấy, trong nhữngnăm qua, Nhà trường không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đến nay trườngđã có 7 khoa, 2 bộ môn và đang đào

tạo 47 mã ngành khác nhau. Vì vậy, cùng với sự gia tăng về số lượng người dùng tin, nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học tại trường cũng đang phát triển và ngày càng đa dạng, phong phú với mứcđộ chuyên sâu và tầm bao quát khác nhau.

Qua tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng NDT đều có NCT về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà mình đang nghiên cứu,

giảng dạy hoặc đang học tập. Nội dung thông tin mà NDT quan tâm đều mang tính chất nghiên cứu, học thuật chuyên sâu chứ không phải là những kiến thức mang tính phổ cập – đây chính là đặcđiểm tạo nên sự khác biệt trong nguồn lực thông tin của

TV trườngđại học mang tính chất chuyên ngành so với các TV công cộng.

Cụ thể,điều tra nhu cầu về nội dung thông tin theo ngành/ lĩnh vực khoa học

Bảng 2.1: Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của người dùng tin Các nhóm NDT Nội dung TL Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Chính trị- pháp luật 171 60 25 89.3 49 75.4 97 50.5 Khoa học xã hội 79 27.7 12 42.9 14 21.5 53 27.6 Khoa học tự nhiên 102 35.7 9 32.1 25 38.5 68 35.4 Kỹ thuật công nghệ 57 20 5 17.9 11 16.9 41 21.4 Nông nghiệp 72 25.3 4 14.3 15 23.1 53 27.6 Xây dựng 104 36.5 7 25 9 13.8 88 45.8 Ngôn ngữ 58 20.4 3 10.7 12 18.5 43 22.4 Văn học 160 56.1 8 28.6 28 43.1 124 64.6 Nghệ thuật-Thể thao 147 51.6 11 39.3 47 72.3 89 46.4 Kinh tế - tài chính 164 57.5 23 82.1 32 49.2 109 56.8 Các lĩnh vực khác 170 59.6 19 67.9 46 70.8 105 54.7

Lĩnh vực Chính trị - pháp luật chiếm vị trí quan trọng nhất trong NCT của

NDT tại Thư viện ĐHHT, với tỉ lệ 60%. Trong đó, có tới 89.3% NDT thuộc nhóm CBLĐQL có nhu cầu thông tin về lĩnh vực này bởi họ là những người ra quyết định

chỉ đạo, hoạch định kế hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển cho Nhà trường nên họ luôn cần những tài liệu về chínhh sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, những

tài liệu chỉ đạo, những văn bản pháp quy để phục vụ công tác quản lý. Bên cạnh đó, do trong Trường có đào tạo khoa Lý luận Chính trị và Bộ môn Luật học nên đây

cũng là lĩnh vực chuyên ngành của nhiều cán bộ giảng viên và HSSV. Hơn nữa,

hiện nay, tình hình biển Đông có nhiều biến động, do Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng thềm lục địa của Việt Nam nên vấn đề thời sự chính trị đang thu hút

sự quan tâm của mọi người dân nói chung và NDT của Thư viện ĐHHT nói riêng. Chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong bảng tổng hợp số liệu với 59.6% là nhu cầu

những thông tin thuộc các lĩnh vực như: Văn hóa – Xã hội, Tâm lý giáo dục, Khoa học môi trường, Du lịch – Khách sạn,... Như chúng ta đã biết, tình hình văn hóa – xã hội nói chung luôn luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều đối tượng NDT.

Còn những lĩnh vực khác mà NDT đề cập đến cũng chính là những chuyên ngành

đào tạo của Nhà trường nên có một số lượng CBLĐQL, CBNCGD và HSSV nhất định cần thông tin/ tài liệu.

Kinh tế - tài chính cũng là một trong những nội dung thông tin mà các đối tượng NDT tại TV ĐHHT chú trọng tìm hiểu. Có tới 57.5% người được hỏi có nhu

cầu về tài liệu thuộc lĩnh vực này. Bởi đây là khoa lớn nhất Trường về số lượng

CBGV (44 CBGV, chiếm 14.7 %), HSSV (2.409, chiếm 32%) và quy mô đào tạo.

Nhữngngười làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng rất quan tâm đến thông tin thuộc

lĩnh vực này (82.1%).

Như vậy, qua phân tích chúng ta có thể thấy, các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nằm trong nhóm những nội dung thông tin/ tài liệu được NDT tìm kiếm nhiều nhất. Bởi lẽ, trong thời đại ngày nay, sự phát triển của các quốc gia, dân

tộc, các ngành nghề phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị - xã hội – kinh tế

của đất nước, khu vực và thế giới. Vì thế, khi nghiên cứu một vấn đề chuyên môn cụ thể, ngoài những thông tin về chuyên ngành, NDT rất cần những thông tin liên

quan đến chính trị - xã hội – kinh tế, lịch sử.

Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non và Khoa Sư phạm Xã hội – Nhân văn là

hai khoa có thế mạnh từ lâu của Nhà trường (từ khi còn là trường Cao đẳng Sư

phạm). Văn học là một bộ môn quan trọng được giảng dạy nhiều ở hai khoa này. Chính vì thế, số lượng NDT quan tâm đến lĩnh vực Văn học chiếm tỉ lệ khá cao (56.1%), đặc biệt là đối tượng HSSV (64.6%). Nhu cầu về tài liệu Nghệ thuật – Thể

thao chiếm tỉ lệ 51.6% vì Âm nhạc, Hội họa, múa,… cũng là những môn học cơ bản

của ngành Sư phạm Tiểu học – Mầm non. Bên cạnh đó, những tin tức thể thao cũng

rất thu hút NDT, đặc biệt là nam giới. Mặt khác, trong Trường còn có bộ môn Giáo

dục Thể chất nên nhu cầu tìm đọc, nghiên cứu về lĩnh vực này cũng chiếm số lượng tương đối lớn.

Nhìn chung, các lĩnh vực còn lại có tỉ lệ người dùng tin quan tâm tương đối đồng đều bởi mỗi ngành có lượng CBNCGV và HSSV tương ứng. Mặc dù chỉ là một chuyên ngành hẹp chứ chưa phải là một khoa hay bộ môn nhưng tài liệu về

Xây dựng vẫn được chú ý (36.5%). Bởi vì Nhà trường đang đẩy mạnh đào tạo

nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. Hơn nữa, ĐHHT đang trong lộ trình phát triển, Dự án xây dựng cơ sở mới vẫn đang được tiến hành nên nhữngngười

làm công tác lãnh đạo, quản lý cũng rất cần thông tin về lĩnh vực này.

Biểu đồ 2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin/ tài liệu của các nhóm NDT

Nhu cầu theo nội dung thông tin/ tài liệu có sự khác biệt giữa các nhóm người dùng tin trong Trường. Cụ thể, với nhóm người dùng tin là HSSV, nhu cầu

thông tin tập trung cao nhất thuộc về lĩnh vực Văn học (64.6%), bởi ngoài phục vụ

nhu cầu học tập thì sinh viên còn tìm đọc các tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca,..để thư giãn, giải trí cũng như để làm phong phú thêm đời sống tâm hồn. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh có quy mô đào tạo lớn nên nhu cầu tin về Kinh tế - tài chính của nhóm HSSV chiếm tới 56,8 %. Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý có nhu cầu về

nội dung thông tin tương đối đồng nhất với nhóm cán bộ nghiên cứu và giảng dạy,

chiếm nhiều sự lựa chọn nhất là lĩnh vực Chính trị - pháp luật (CBLĐQL: 89.3%,

CBNCGD: 75.4%), thứ hai là Các lĩnh vực khác (CBLĐQL: 67.9%, CBNCGD:

70.8%). Tuy nhiên, nhu cầu tin của hai nhóm này cũng có một số điểm khác nhau.

Do phải kiêm nhiệm cả công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác quản lý nên

nhóm NDT là CBLĐQL không có nhiều thời gian để thưởng thức các tác phẩm văn

học, nghệ thuật – thể thao. Vì thế nhu cầu về những lĩnh vực này của họ không cao

(Văn học: 28.6%; Nghệ thuật – thể thao: 39.3%).Ngược lại, đội ngũ CBNCGD hầu

hết có tuổi đời còn trẻ, năng động lại có nhiều thời gian hơn nên ngoài việc chú trọng khai thác các tài liệu chuyên ngành, họ cũng rất quan tâm đến các tài liệu Văn

học, nghệ thuật – thể thao để phục vụ cho mục đích thư giãn, giải trí và mở rộng

thêm vốn hiểu biết của bản thân (Văn học: 43.1 %, Nghệ thuật – thể thao: 72.3%).

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)