Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 36)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

1.4.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thư viện

Đối với mỗi cơ quan thông tin thư viện, nguồn lực thông tin là vô cùng quan trọng. Nó vừa là nguyên liệu hoạt động, vừa là công cụđắc lực để thoả mãn nhu cầu thông tin của bạn đọc. Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn lực thông tin đã

được mở rộng bởi vì ngoài nguồn lực thông tin hiện có trong thư viện còn là các nguồn tin cần thiết ởcác nơi khác nhau, không tuỳ thuộc vào nơi bảo quản, lưu trữ và người xử lý chúng.

Vốn tài liệu của TV Trường ĐHHT từ khi được thành lập đến nay, mỗi năm

lại được bổ sung thêm một số lượng nhất định để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

Tính đến hết năm 2013, số lượng vốn tài liệu của TV là 66.007 bản tương đương

với 8.075 tên tài liệu. Thư viện hàng năm đều có chính sách bổ sung sách báo đều

đặn bằng việc mua theo hợp đồng. Tuy nhiên, chi phí bổ sung hằng năm không cố định theo một quy định cụ thể nào mà phụ thuộc phần lớn vào nguồn ngân sách của

Trường cũng như sự quan tâm của Ban giám hiệu. Ngoài ra, Thư viện cũng chú

trọng tranh thủ thêm các nguồn biếu tặng từ các cá nhân, các nhà xuất bản và các

trường bạn để làm phong phú thêm vốn tài liệu.

Với đặc thù là TV của một trường đại học nên vốn tài liệu tại TV ĐHHT chủ

Bảng 1.1 : Vốn tài liệu tại Thư viện Trường ĐHHT STT Loại hình Đầu mục (8.075) Số bản (66.007) 1 Sách giáo trình 2415 32329 2 Sách tham khảo 4693 27770 3 Sách tra cứu 494 1235 4 Báo, Tạp chí 48 4248

5 Tài liệu nội sinh (luận án, luận văn,

bài giảng, đề tài nghiên cứu KH...) 425 425

Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, có hệ thống theo môn học được đào tạo tại trường, đặt nền tảng cho việc đi sâu nghiên cứu của sinh viên. Số lượng giáo trình hiện nay gồm có 2.415 đầu mục với 32.329 bản, chiếm tỷ

lệ lớn trong kho sách. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo

nhà trường kinh phí bổ sung sách giáo trình tăng lên đáng kể, song do quy mô đào

tạo ngày càng mở rộng nên số lượng giáo trình vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của

sinh viên, đặc biệt là giáo trình chuyên ngành.

Dạng tài liệu tham khảo cũng chiếm một vị trí chủ đạo trong kho sách thư

viện với nội dung tương đối đa dạng, bao quát các lĩnh vực khác nhau, giúp NDT thu thập thêm thông tin trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Báo, tạp chí,..là những ấn phẩm định kỳ ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Những ấn phẩm này cung cấp cho NDT những thông tin nhanh nhất và kịp thời nhất về tình hình kinh tế xã hội cũng như các đường lối tư tưởng chính trị

của Đảng và Nhà nước. Thư viện Trường ĐHHT đặt báo, tạp chí theo quý để phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí cho bạn đọc. Tuy nhiên số đầu báo, tạp chí còn hạn chế(48 đầu mục) và chủ yếu chỉ có báo, tạp chí trong nước chứchưa có các tạp chí ngoại văn.

Ngoài ra, Thư viện cũng có các loại tài liệu tra cứu như: Bách khoa thư, từ điển, sổ tay,…Các tài liệu tra cứu này cung cấp cho người dùng tin những thông tin về các khái niệm, những giải thích ngữ nghĩa được coi là chuẩn mực và đã được

công nhận trong một phạm vi nhất định. Số tài liệu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số đơn vị tài liệu (1,9%) nhưng chúng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dùng tin trong việc tra cứu thông tin.

Nguồn tài liệu nội sinh chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Trường ĐHHT. Tài liệu nội sinh của trường rất phong phú, bao gồm: các đề tài NCKH, Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các kỷ yếu Hội thảo, Hội nghị khoa học, các loại bản tin, các loại thông tin lưu hành nội bộ, các bài giảng, giáo trình đã được nghiệm thu. Đây chính là nguồn “tài liệu xám”. Việc tiếp cận nguồn “tài liệu xám” có ý nghĩa vô cùng to lớn giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học có thêm tài liệu để tham khảo. Tuy nhiên, do Nhà trường chưa

có một chế tài cụ thểđể thu thập nguồn tài liệu này nên vốn tài liệu nội sinh trong

kho Thư viện rất nghèo nàn, chiếm tỉ lệkhông đáng kể (0,6%).

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ

Vốn tài liệu trong Thư viện Trường ĐHHT chủ yếu là tài liệu tiếng Việt với 63.919 bản, chiếm tới 96,84 %. Mặc dù, Tiếng Anh là môn học chung bắt buộc đối

vơi tất cả các chuyên ngành đào tạo, trong trường lại có khoa Ngoại ngữnhưng tài

liệu tiếng Anh chỉ có 1.169 bản, chiếm 1,77%. Các ngôn ngữ khác có 919 bản, chiếm 1,39%.

Về mặt nội dung, vốn tài liệu của thư viện tương đối phong phú và đa dạng. Chiếm số lượng lớn là các sách thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản như: Khoa học xã hội (21.75%), khoa học tự nhiên (19.20%). Sách văn học phục vụ cho nhu cầu học tập của khoa Xã hội Nhân văn và khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non nói riêng

Tiếng Việt: 96,84% Tiếng Anh: 1,77% Các ngôn ngữ khác: 1,39%

cũng như nhu cầu giải trí của bạn đọc nói chung nên cũng có sốđáng kể (8.331 bản chiếm 12.62%) nhưng hầu như là những tài liệu được nhập về từ nhiều năm trước. Những tác phẩm văn học mới, những công trình nghiên cứu mới ít được chú trọng bổsung. Trong thư viện hiện nay cũng chưa có nhiều tài liệu phục vụ cho các ngành học như: Ngoại ngữ, giáo dục Quốc phòng, xây dựng cơ bản,…

Bảng 1.2: Thống kê sốlượng tài liệu theo từng lĩnh vực

Bên cạnh việc bổ sung các tài liệu truyền thống, Thư viện cũng đang chú

trọng xây dựng nguồn tài liệu số, tài liệu điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Hiện nay Thư viện bước đầu nghiên cứu áp dụng và phát triển kỹ thuật thông tin mới, tạo lập và sử dụng các CSDL quốc gia, sử dụng mạng Internet, mạng nội bộ, Wifi,…để tìm kiếm và khai thác thông tin; Nghiên cứu

ứng dụng công nghệ thông tin mới, công nghệ truyền thông, khoa học quản lý vào hoạt động TT-TV, hoàn thiện công nghệ cho các quá trình xử lý, lưu trữ, trao đổi, tìm kiếm thông tin và khai thác sử dụng có hiệu quả các xuất bản phẩm điện tử.

STT Các lĩnh vực SL bản tài liệu (66.007 bản) Tỉ lệ % 1 Chính trị - pháp luật 4524 6.85 2 Khoa học xã hội 14.357 21.75 3 Khoa học tự nhiên 12.669 19.20 4 Kỹ thuật–Công nghệ 4.029 6.10 5 Nông nghiệp 3.694 5.60 6 Xây dựng 1.688 2.56 7 Ngôn ngữ 3.832 5.80 8 Văn học 8.331 12.62 9 Nghệ thuật-Thể thao 4274 6.48 10 Kinh tế-Tài chính 3376 5.11 11 Các lĩnh vực khác 5233 7.93

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)