Tăng cường nguồn lực thông tin tương hợp với nhu cầu tin

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 87)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

3.1.1 Tăng cường nguồn lực thông tin tương hợp với nhu cầu tin

Nguồn lực thông tin là thành phần quan trọng để hình thành nên hoạt động thông tin thư viện. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện trước hết

phụ thuộc vào chất lượng, sự đầy đủ và mức độ thích hợp của nguồn tin. Trong những năm qua, Thư viện Trường ĐHHT đã góp phần quan trọng trong việc cung

cấp thông tin tư liệu cho cán bộ, giảng viên và HSSV trong toàn Trường. Tuy nhiên, nguồn lực thông tin hiện nay chưa đủ về số lượng, chưa phong phú về nội dung và loại hình tài liệu cũng như cập nhật được các thông tin mới về các lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo của Trường nên chưa đáp ứng được nhu cầu của NDT trong giai đoạn

mới. Do đó, một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động thông tin – thư viện của Trường ĐHHT là phải củng cố, tăng cường

nguồn lực thông tin.

Củng cố và khai thác nguồn lực thông tin hiện có

Mặc dù hiện nay Thư viện Trường ĐHHT đã có một số lượng vốn tài liệu đáng kể, song xét về chất lượng còn thiếu nhiều những tài liệu có giá trị cao là các tài liệu quý, hiếm, chưa cập nhật,.... Số tài liệu cũ, nát, trùng lặp rất nhiều. Mặt

khác, do quy luật già hoá thông tin, tài liệu khoa học, nhất là tài liệu thuộc các

việc bổ sung các tài liệu mới, Thư viện cần có kế hoạch thanh lọc các tài liệu cũ,

thừa bản, không còn giá trị sử dụng hoặc không còn phù hợp với hiện nay. Phải đề

ra các tiêu chí về nội dung, loại hình ngôn ngữ, thời gian, số lượng bản,… phù hợp

cho công tác thanh lý.

Mặt khác, Thư viện cần tổ chức lại nguồn tài liệu hiện có cho phù hợp, có

tính khoa học để tạo điều kiện tốt nhất cho việc sử dụng của NDT, các tài liệu có

tính chất tra cứu, các loại báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận văn, luận án,…nên tổ

chức thành kho mở để bạn đọc sử dụng được thuận tiện.  Xây dng chính sách b sung hp lý

Bổ sung là công tác vô cùng quan trọng đểtăng cường nguồn lực thông tin vì chính khâu này quyết định nội dung của vốn tài liệu có trong Thư viện. Nếu công tác bổ sung không được thực hiện tốt thì sẽ gây lãng phí, đồng thời làm giảm hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện. Chính vì thế, Thư viện cần phải xây dựng chính sách bổ sung khoa học và hợp lý. Chính sách bổ sung là văn bản xác định các phương hướng phát triển vốn tài liệu của đơn vịtrên cơ sở các quy định, quy chế, thủ tục lựa chọn tài liệu, lựa chọn nhà cung cấp tài liệu, phù hợp với khả năng tài

chính cũng như phù hợp với đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ của Nhà trường. Thư

viện cần dựa trên cơ sở kế hoạch đào tạo, chương trình chi tiết đã được Nhàtrường triển khai để lập kế hoạch bổ sung tài liệu sát với yêu cầu của từng ngành học, bậc học, đối tượng sử dụng tài liệu…

Trung tâm Thư viện ĐHHT hàng năm đều có chính sách bổ sung sách báo

đều đặn bằng việc mua theo hợp đồng cũng như tranh thủ thêm các nguồn biếu tặng từ các nhà xuất bạn và các trường bạn. Quy trình bổ sung tài liệu được thực hiện bởi nhiều công đoạn, song công đoạn có ý nghĩa nhất đó là cán bộ bổ sung của Thư viện tìm kiếm trên Internet, các website của các nhà xuất bản để lựa chọn tài liệu sau đó

lập danh mục bổ sung gửi qua mail đến các khoa để lấy ý kiến. Khi danh mục bổ

sung tài liệu đã được các khoa lựa chọn thư viện sẽ gửi mail danh mục đó đến các nhà xuất bản, nhà sách để bổ sung sách. Ngoài ra, ở Cổng thông tin Thư viện có mục “Đề nghị mua tài liệu” giúp cho tất cả các đối tượng bạn đọc đều có thể gửi

yêu cầu, đăng ký mua tài liệu. Với những phương pháp này, thư viện không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn bổsung được nguồn tài liệu sát thực với nhu cầu của người dùng tin.

Để đáp ứng nhu cầu tin đa dạng, phong phú, công tác bổ sung nguồn lực thông tin của Thư viện cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Về nội dung tài liệu: Trên cơ sở phân tích nhu cầu tin và những hạn chế về

mức độ đáp ứng của nguồn lực thông tin cho người dùng tin ta có thể nhận thấy, hiện nay Thư viện cần đưa vào kế hoạch bổ sung những tài liệu về Chính trị. Văn

hóa, xã hội và những tài liệu có tính chất chuyên ngành sâu như: Xây dựng, cơ khí, quản trị văn phòng, quản trị du lịch, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán,… Tuy nhiên, số lượng tài liệu phục vụ các chuyên ngành phải khác nhau, chuyên ngành nào có sốlượng sinh viên nhiều cần được ưu tien bổ sung với số lượng nhiều.

Thư viện cần chú ý phát triển các loại hình tài liệu chuyên ngành và tài liệu

cơ bản,… nhằm đảm bảo cho nhu cầu về giáo trình của tất cả các môn học, xóa bỏ

tình trạng “học chay”, phục vụđắc lực cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.

Bên cạnh đó, Thư viện cũng nên chú trọng bổ sung thêm các loại tài liệu thuộc các lĩnh vực giải trí, văn học nghệ thuật, đặc biệt là các tác phẩm văn học mới, văn học hiện đại nhằm đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của cán bộ, giảng viên và

HSSV trong toàn Trường.

- Về loại hình tài liệu: NDT tại TV Trường ĐHHT hiện nay vẫn thường sử

dụng các tài liệu truyền thống như: sách, báo, tạp chí...và các nguồn tài liệu điện tử.

Tuy nhiên, để bám sát nhu cầu về các loại hình tài liệu của NDT, trong tương lai Thư viện cần bổ sung các loại hình tài liệu theo một cơ cấu hợp lý hơn.

Đối với các loại báo, tạp chí cần phải xây dựng một danh mục hạt nhân căn

cứ theo từng chuyên ngành đào tạo của từng khoa trong Trường, đảm bảo cân đối giữa kinh phí và thứ tựưu tiên cho nhu cầu của người dùng tin.

Ngoài các loại hình tài liệu truyền thống có nội dung phù hợp với các chuyên

ngành đào tạo của nhà trường, Trung tâm cũng cần chú trọng xây dựng nguồn tài liệu số, tài liệu điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người

dùng tin. Hiện nay, Thư viện Trường ĐHHT đang triển khai xây dựng thư viện số

nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Để xây dựng một thư viện số hoạt động có hiệu quả cần phải đảm bảo một nguồn tài liệu điện tử có chất lượng. Vì thế, Thư

viện cần có những cách thức bổ sung tài liệu điện tửnhư sau:

- Tiến hành số hoá những tài liệu dạng giấy. Việc số hóa tài liệu nhằm tăng cường nguồn lực thông tin điện tử đồng thời nhằm bảo quản tài liệu được lâu dài, tiết kiệm được diện tích kho chứa tài liệu.

- Mua các CSDL toàn văn được bao gói trên các đĩa CD-ROM.

- Trung tâm Thông tin - Tư liệu tiến hành ký hợp đồng khai thác thông tin trên mạng trong một thời gian nhất định.

Nguồn thông tin trên mạng Internet rất phong phú và đa dạng nên phần lớn

các cơ quan thông tin - thư viện sử dụng nguồn tài nguyên thông tin này để tăng cường xây dựng nguồn lực thông tin điện tử cho cơ quan mình. Cán bộ thông tin của Trung tâm thực hiện tìm kiếm và khai thác nguồn tin trên mạng thông qua việc sử dụng các công cụ tìm tin trên mạng như: Google (http://www.google.com); Altavista (http://www.altavista.digital.com); Vinaseek (http://www.vinaseek.com), American Online Search (http://search.aol.com); Lycos (http://www.lycos.com) để

tìm kiếm các trang web cung cấp thông tin có chủ đề phù hợp với nhu cầu tin của

người dùng tin. Tập hợp các trang web thu nhận được từ các công cụ tìm tin, truy cập vào các trang web đã chọn để nghiên cứu nội dung thông tin từđó lựa chọn ra các trang web có chứa nội dung phù hợp với yêu cầu tìm, tiến hành tải thông tin về

tạo liên kết với trang web đó từ trang web của Trường. Người cán bộ thông tin phải sắp xếp các liên kết và tổ chức các trang web để người dùng tin có thể truy cập và khai thác dễ dàng. Chất lượng của nguồn thông tin trên mạng phụ thuộc vào trình

độ của người cán bộ thông tin và khảnăng tìm kiếm thông tin của họ.

- Về ngôn ngữ tài liệu: Cần chú trọng phát triển đa dạng các ngôn ngữ tài liệu trên căn cứ nhu cầu của người dùng tin, nhất là tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh.

Đối với dạng tài liệu ngoại văn, đây là một dạng tài liệu chiếm lượng kinh phí rất lớn nên cần phải xác định được đúng từng tài liệu cần bổ sung với số lượng hợp lý

để tránh lãng phí và có hiệu quả sử dụng cao, đúng đối tượng.

Xây dựng tốt chính sách bổ sung sẽ giúp cho việc phát triển vốn tài liệu của

TV Nhà trường đi đúng hướng, gia tăng về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng tốt hơn mức độ thỏa mãn thông tin cho NDT.

Ngoài ra, Thư viện cũng cần chú trọng tổ chức và quản lý tốt nguồn tin nội sinh. Nguồn tài liệu này có tầm quan trọng đặc biệt, cung cấp cho người dùng tin những thông tin quý giá mà không thểcó được trong các tài liệu xuất bản. Chính vì thế, Thư viện cần đẩy mạnh việc tổ chức và phát triển nguồn tin nội sinh thông qua việc củng cố, tăng cường công tác thu thập, xử lý và phổ biến thông tin; hoàn thiện lại các quy định pháp lý về giao nộp luận án, luận văn, các công trình khoa học,...của cán bộ, giảng viên và sinh viên; Phải tăng cường công tác trao đổi, khuyến khích người dùng tin cung cấp thông tin quý hiếm qua các chuyến đi khảo sát, công tác, học tập trong và ngoài nước... để làm giàu thêm vốn tài liệu.

Tăng cường chia s ngun lc thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay việc hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin - thư viện là một giải pháp thiết thực nhằm mục

đích làm phong phú và đa dạng vốn tài liệu, tăng cường nguồn lực thông tin cho mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quảđáp ứng nhu cầu tin của người dùng. Xét về khía cạnh kinh tế, việc hợp tác chia sẻ nguồn lực sẽ tiết kiệm được kinh phí bổ sung cho các cơ quan thông tin - thư viện. Vì không một cơ quannào có đủ kinh phí

để mua tất cả các tài liệu xuất bản cung cấp cho người dùng tin. Vấn đềđặt ra ởđây

là phải lựa chọn cơ quan TT-TV hoặc các tổ chức có nguồn thông tin hay một phần nguồn lực thông tin phù hợp với nhu cầu tin của cơ quan mình để phối hợp hoạt

động. Trường ĐHHT là một trường đại học đào tạo đa ngành nên có thể hợp tác với rất nhiều trường trong hệ thống giáo dục đại học nói chung, nhưng thuận tiện và phù hợp hơn cả vẫn là hai trường lân cận: Trường ĐH Vinh và Trường ĐH Quảng Bình. Hiện tại, hầu hết các cơ quan TT-TV trong nước đã ứng dụng CNTT vào hoạt

động của mình. Điều này tạo điều kiện lớn cho việc phối hợp bổ sung được tiến hành thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)