Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 54)

8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u

2.1.3Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Ngôn ngữ tài liệu là một trong những yếu tố để phân loại và tổ chức kho

trong hoạt động TT-TV. Ngôn ngữ tài liệu phong phú sẽ thu hút được nhiều đối tượng bạn đọc đến với TV. Việc lựa chọn, bổ sung tài liệu bằng các ngôn ngữ khác

nhau vào kho sách cần căn cứ vào trình độ, tập quán sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng NDT. Khảo sát NCT của độc giả về ngôn ngữ tài liệu sẽ giúp TV Trường ĐHHT hoàn chỉnh cơ cấu ngôn ngữ tài liệu của mình nhằm phục vụ nhu cầu của

bạn đọc một cách tốt nhất.

Bảng 2.3: Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của người dùng tin

Các nhóm NDT Ngôn ngữ TL Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Tiếng Việt 285 100 28 100 65 100 192 100 Tiếng Anh 183 64.2 22 78.6 46 70.8 115 59.9 Tiếng Pháp 39 13.7 9 32.1 13 20 17 8.9 Tiếng Nga 28 9.8 5 17.9 11 16.9 12 6.3 Tiếng Trung 55 19.3 6 21.4 16 24.6 33 17.2 Ngôn ngữ khác 36 12.6 4 14.3 5 7.7 27 14.1

Từ kết quả trên có thể thấy rằng tỉ lệngười dùng tin sử dụng tiếng Việt trong tìm kiếm và khai thác thông tin là chủ yếu với 100%. Đây vẫn là nguồn tài liệu phổ

biến và phù hợp với mọi trình độ người dùng tin khi mà trình độ ngoại ngữ của họ

còn chưa thông thạo. Mặt khác, tài liệu tiếng Việt chiếm tỉ lệ lớn trong vốn tài liệu của Thư viện, lại được cập nhật thường xuyên hơn các tài liệu viết bằng ngôn ngữ

khác, nên tần suất người dùng tin sử dụng các tài liệu tiếng Việt cao hơn. Bên cạnh

đó, việc sử dụng thông tin tiếng Việt đã trở thành thói quen, ngay cả các thầy cô cũng không thường xuyên yêu cầu sinh viên tham khảo tài liệu bằng tiếng nước

ngoài. Đó là những lý do khiến cho tỉ lệ người dùng tin sử dụng tài liệu ngoại văn chưa cao. Ngoại ngữ thông dụng được nhiều người sử dụng nhất là tiếng Anh (64.2%) còn các loại ngôn ngữkhác đều chiếm tỉ lệ thấp.

NDT thuộc nhóm CBLĐQL có khảnăng sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, có những người sử dụng tốt 2 đến 3 ngoại ngữ khác nhau nên ngoài nhu cầu sử

dụng tài liệu tiếng Việt họ còn có nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài khá cao. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh (78.6%), tiếng Pháp

(32.1%), tiếng Trung (21.4%), tiếng Nga (17.9%), các ngôn ngữ khác (14.3%). Đây là nhóm người dùng tin có trình độ cao, đa số đã đi học nước ngoài trở về, vì vậy khảnăng ngoại ngữ của họ cao hơn so với những nhóm người dùng tin khác, cách thức khai thác thông tin của nhóm người dùng tin này cũng rất đa dạng và phong phú.

Trong nhóm CBNCGD cũng có tới 70.8% người dùng tin có nhu cầu sử

dụng tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Trung (24.6%), tiếng Pháp (20%), tiếng Nga (16.9%), các ngôn ngữ khác (7.7%). Hầu hết những đối tượng NDT có nhu cầu về

tài liệu ngoại văn này đều là cán bộ giảng viên của khoa Ngoại ngữ, cán bộ phòng NCKH và Hợp tác Quốc tế và một sốđã từng có thời gian đi học ởnước ngoài.

Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của nhóm HSSV thấp hơn

nhiều so với hai nhóm NDT trên. Có 59.9% NDT thuộc nhóm này có nhu cầu sử

dụng tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc đối với tất cả HSSV trong Nhà trường, chính vì thế mà nhu cầu tài liệu, thông tin bằng ngôn ngữ này chiếm tỉ lệ lớn hơn so với các ngoại ngữ khác. Tiếng Trung Quốc chiếm tỉ

lệ 17.2% và 8.9% là nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tiếng Pháp. Tiếng Nga và các ngôn ngữ khác cũng được NDT trong nhóm HSSV quan tâm nhưng với tỉ thấp. Do trình

độ ngoại ngữ của nhóm học tập chưa cao nên mức độ nhu cầu mới chỉ dừng lại ở việc sử

dụng những tài liệu đơn giản như: sách song ngữ, các giáo trình ngoại ngữ…

Như vậy, nhu cầu sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin của NDT tại

Thư viện Trường ĐHHT không cao và không liên tục. Mức độ sử dụng cũng tùy thuộc vào từng đối tượng người dùng tin khác nhau, cao nhất là nhóm cán bộ lãnh

đạo, quản lý, rồi đến nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và thấp nhất là nhóm SSV.

Trong tương lai, Thư viện cần có những chính sách, những hoạt động thiết thực để thúc đẩy loại nhu cầu tin này phát triển.

Một phần của tài liệu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 54)