8. Dự kiến kết quả nghiên cứ u
2.1.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu
Như chúng ta đã biết: “Tài liệu là những vật mang thông tin cùng những thông tin được ghi trên đó theo nhiều dạng khác nhau, phục vụ cho mục đích khác
nhau của con người” [24, tr.17]. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các
loại hình tài liệu ngày càng đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung. Xác định loại hình tài liệu NDT cần sử dụng để có hướng cung cấp kịp thời cũng là một
việc làm cần thiết trong quá trình nghiên cứu nhu cầu của NDT.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu thông tin của con người cao hơn, phong phú và đa dạng hơn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những thông tin được
họ khai thác theo nhiều phương thức. Nhu cầu của NDT về việc sử dụng tài liệu tại
TV Trường ĐHHT có sự khác nhau giữa các loại hình cũng như khác nhau giữa các
Bảng 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của người dùng tin
Các nhóm NDT
Loại hình tài liệu
Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Giáo trình 221 77.5 9 32.1 33 50.8 179 93.2 Sách tham khảo 189 66.3 11 39.3 47 72.3 131 68.2 Báo, tạp chí 161 56.5 20 71.4 38 58.5 103 53.6
Luận văn, khóa luận 110 38.6 5 17.9 13 20 92 47.9
Báo cáo khoa học 83 29.1 7 25 42 64.6 34 17.7
Tài liệu điện tử 169 59.3 15 53.6 59 90.8 95 49.5
Loại tài liệu khác 95 33.3 11 39.3 26 40 58 30.2
Số liệu thống kê cho thấy sách là loại hình tài liệu được đa số NDT ưa
chuộng sử dụng, trong đó: nhu cầu về sách giáo trình là 77.5%, nhu cầu về sách tham khảo là 66.3%. Vì sách là loại hình tài liệu truyền thống, dễ sử dụng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong vốn tài liệu của thư viện. Thông tin trên sách có độ tin cậy cao, là những tri thức được đúc kết và kiểm nghiệm, phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu, học tập, tham khảo. NDT tại TV Trường ĐHHT cũng rất quan tâm đến loại hình Tài liệu điện tử, có tới 59.3 % người được hỏi có nhu cầu về loại tài liệu này. Trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển, tài liệu điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và sử dụng thuận tiện, đã tạo được sựyêu thích đối với NDT.
Trong tương lại không xa, chắc chắn tỉ lệ NDT có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này không ngừng tăng lên. Báo, tạp chí là những xuất bản phẩm định kỳ có nội dung thông tin mang tính thời sự, tính cập nhật nên cũng thu hút được lượng độc giả
với nhu cầu lên đến 56.5 %.
Ngoài sách, báo, tạp chí và tài liệu điện tử, ở Trường ĐHHT, NDT cũng quan tâm đến những loại hình tài liệu khác như: Luận văn, khóa luận: 38.6%; Đề tài NCKH: 29.1%; Các dạng tài liệu khác như: sách chuyên khảo, tài liệu tra cứu, truyện tranh, truyện cười,.. thu hút được 33.3% nhu cầu của NDT.
So sánh NCT về loại hình tài liệu giữa các nhóm người dùng tin có những
điểm khác biệt nhất định. Từ bảng số liệu 2.2 ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu về loại hình tài liệu của các nhóm người dùng tin
Đối với nhóm CBLĐQL, thông tin họ cần có tính tổng hợp, khái quát, đồng
thời phải mang tính thời sự, tính hệ thống và tính dự báo cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định. Chính vì vậy, sự lựa chọn của họ đối với các loại báo, tạp
chí rất cao (71.4%). Báo là loại hình tài liệu chứa đựng nhiều thông tin về: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,…Thông tin trên báo có độ tin cậy không cao nhưng được cập nhật hàng ngày. Đọc báo là nhu cầu thiết yếu để giúp CBLĐQL thu thập được thông tin một cách nhanh chóng đồng thời cũng là một cách thư giãn rất
tốt do thường xuyên phải làm việc căng thẳng và bận rộn. Do ít có thời gian nên Tài liệu điện tử cũng là một loại hình được nhóm này ưu tiên sử dụng (53.6 %). Ngoài hoạt động quản lý, đội ngũ cán bộ lãnh đạo vẫn tham gia giảng dạy và nghiên cứu
khoa học. Chính vì thế, họ vẫn quan tâm đến sách tham khảo (39.3%); sách giáo
trình (32.1%); các loại hình tài liệu khác như: sách chuyên khảo, tổng quan, tổng
luận, tạp chí chuyên ngành,…(39.3%); Báo cáo khoa học (25%); nhu cầu về Luận văn, khóa luận chỉ chiếm 17.9%.
Chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhu cầu về loại hình tài liệu của nhóm cán bộ
nghiên cứu và giảng dạy là tài liệu điện tử với 90.8%. Điều này có thể dễ dàng lí giải, vì tài liệu điện tử cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hơn
0 20 40 60 80 100 Giáo trình Sách tham khảo Báo, tạp chí Luận văn, khóa luận Báo cáo khoa học Tài liệu điện tử Loại tài liệu khác CBLĐQL CBNCGD HSSV
nữa, nhóm người dùng tin này đa số có tuổi đời còn trẻ, ham hiểu biết và có kỹ năng
khai thác các nguồn tài liệu số để phục vụ cho nhu cầu của mình. Yêu cầu đối với
những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy là phải thường xuyên trau dồi, tích
lũy kiến thức và nâng cao năng lực chuyên môn nên họ luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Sách tham khảo thường có hàm lượng thông tin tương đối đầy đủ, tin cậy và hữu ích cho nên nhóm CBNCGD có nhu cầu sử dụng cao với 72.3%. Báo cáo khoa học là loại hình tài liệu thứ ba được nhóm CBNCGD quan tâm với mức 64.6% bởi Trường ĐHHT luôn đề cao công tác nghiên cứu khoa học, có chính sách khuyến khích, động viên toàn thể cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy cũng thích đọc báo, tạp chí (58.5%) vì họ muốn nắm
bắt những thông tin có tính thời sự. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm nghề
nghiệp của họ vì các tạp chí chuyên ngành cung cấp rất nhiều thông tin mới, có giá
trị, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy. Tài liệu là giáo trình cũng được giảng viên quan tâm (50.8%); các loại tài liệu khác (40%). Cũng như nhóm CBLĐQL,
nhóm CBNCGD ít có nhu cầu về Luận văn, khóa luận (20%).
Đối với nhóm người dùng tin là HSSV, mục đích sử dụng thông tin của họ là phục vụ cho hoạt động học tập nên loại tài liệu mà họ thường lựa chọn có tính chất
cẩm nang giúp định hướng lĩnh hội và tiếp nhận thông tin, kiến thức từ phía giảng
viên. Nhu cầu sử dụng nhiều nhất là giáo trình (93.2%); tiếp đến là tài liệu tham
khảo (68.2%); Báo, tạp chí (53.6%); Tài liệu điện tử (49.5%); Luận văn, khóa luận
(47.9%); Các dạng tài liệu khác như: sách tra cứu, truyện cười, truyện
tranh,…chiếm 30.2%; tỉ lệ thấp nhất là nhu cầu về Báo cáo khoa học (17.7%).
Kết quả khảo sát còn cho thấy, tỉ lệ HSSV có nhu cầu sử dụng giáo trình cao
hơn nhiều so với tỉ lệ này của CBNCGD. Qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp,
nhóm CBNCGD cho biết họ thường tham khảo các giáo trình của những môn có liên quan đến chuyên ngành mình giảng dạy tại Thư viện, còn chuyên ngành chính thì họ tự mua để sử dụng. Nhóm HSSV lại chủ yếu sử dụng nguồn giáo trình của Thư viện. Số HSSV tự mua giáo trình về dùng chưa nhiều. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch tỉ lệ nhu cầu tin của các nhóm NDT khác nhau đối với loại
hình tài liệu giáo trình.
Nhu cầu về loại hình báo, tạp chí giữa nhóm CBNCGD và nhóm HSSV có tỉ
lệ xấp xỉ nhau. Nhưng qua phỏng vấn, hai nhóm này cho biết mục đích đọc báo, tạp
chí của họ lại rất khác nhau. Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy chủ
yếu tìm đọc các tạp chí chuyên ngành để tìm kiếm những thông tin phục vụ cho
công việc của họ, một số khác đọc báo để cập nhật các tin tức thời sự, xã hội, chỉ có
một số ít đọc báo để thư giãn, giải trí.Ngược lại, nhóm HSSV đọc báo với mục đích
giải trí là chính. Đặc biệt, loại hình tài liệu này được HSSV sử dụng với tần suất tối
đa vào những giờ nghỉ giải lao. Thư viện có tỉ lệ NDT là nữ nhiều hơn nam nên các
báo, tạp chí về thời trang, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, mua sắm, nấu ăn,…được sử
dụng với mức độ thường xuyên hơn. Theo HSSV, đọc báo tại Thư viện là một hình thức giải trí không tốn kém mà lại thu nhận được nhiều thông tin về cuộc sống, về
xã hội.
Một sự khác biệt nữa trong nhu cầu về loại hình tài liệu giữa nhóm
CBNCGD và nhóm HSSV là nhu cầu về báo cáo khoa học. Có đến 64.6% CBNCGD quan tâm đến loại hình tài liệu này (64.6%) nhưng HSSV thì chỉ có
17.7%. Nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ giảng viên đã rất chú trọng đến công tác
nghiên cứu khoa học còn đối tượng HSSV vẫn chưa có ý thức tự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Những sinh viên năm cuối thường quan tâm đến loại hình luận văn,
khóa luận nhằm giúp họ định hướng chọn đề tài và học hỏi cách thức thực hiện một
bản khóa luận tốt nghiệp cả về phương diện nội dung và hình thức.
Mỗi nhóm người dùng tin tại TV Trường ĐHHT có những nhu cầu khác
nhau về các loại hình tài liệu khác nhau. Việc nắm rõ nhu cầu về loại hình tài liệu
cũng là cơ sở cho Thư viện có kế hoạch xây dựng chính sách bổ sung hợp lý nhằm cân đối cơ cấu vốn tài liệu, thỏa mãn tối đa nhu cầu của NDT.