Cơ sở vật chất cho du lịch Thiền:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 75)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.2 Cơ sở vật chất cho du lịch Thiền:

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch là một trong ba yếu tố cấu thành để khai thác sản phẩm du lịch đảm bảo nhu cầu phục vụ du khách đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất và lao động trong du lịch. Căn cứ theo sự phân loại mà các

cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động du lịch nói chung gồm các cơ sở vật chất chính yếu như nơi ăn, ngủ, phương tiện vận chuyển, nơi vui chơi giải trí và công trình kiến trúc điểm đến của du khách.

Hoạt động du lịch Thiền có những yêu cầu về cơ sở vật chất khác so với các loại hình du lịch khác và tập trung các hoạt động chính yếu xảy ra tại địa điểm mang tính chất đặc thù như các hoạt động nghe giảng pháp thì cũng cần được tổ chức tại một địa điểm nhất định ngoài ra các hoạt động khác như ăn nghỉ cũng có những nét khác biệt so với các loại hình du lịch thông thường.

Đặc điểm chính của các tour du lịch Thiền khi được thiết kế là điểm đến hầu hết là các công trình mang lối kiến trúc Phật giáo Việt Nam hoặc có ảnh hưởng phái sinh từ văn hóa đạo Phật. Trong số các công trình kiến trúc quan trọng nhất phải kể đến là các ngôi chùa, các thiền viện và các quần thể du lịch tâm linh.

Với hiện trạng các ngôi chùa, các thiền viện như hiện nay có thể khẳng định được các công trình kiến trúc đáp ứng được nhu cầu du lịch Thiền với đầy đủ nội dung là chưa có nhiều bởi việc đáp ứng phải đòi hỏi có các công trình phụ trợ như sau:

1. Đại Điện (Đại Hùng bảo điện): là nơi diễn ra các hoạt động giảng pháp hoặc thực hành các khóa niệm như sám hối lục căn... nên đòi hỏi phải có một không gian đủ lớn để cho các Phật tử, du khách ngồi nghe giảng pháp.

2. Thiền Đường: là nơi diễn ra các hoạt động thực hành tọa thiền hàng ngày của tăng ni và Phật tử tu thiền.

3. Nhà Thọ trai (Thực dưỡng đường): nơi ăn uống của tăng ni và Phật tử

5. Khu nhà ở: gồm cả khu dành cho tăng, cho ni riêng biệt và phục vụ các tăng ni đến tham dự các khóa đạo tràng an cư kiết hạ và các Phật tử, du khách đến tham dự các khóa tu thiền tại Chùa, thiền viện.

Ngoài các công trình kiến trúc trên đòi hỏi còn có các công trình đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của các ngôi chùa và thiền viện như các công trình nhà vệ sinh thân thể cá nhân, phục vụ du khách, các công trình gác chuông, gác khánh cho đến các khu vực công cộng đảm bảo cho các hoạt động lễ hội của thiền viện, chùa, nơi để xe của du khách....

Qua khảo sát hầu hết các ngôi chùa tại các Tỉnh và Thành phố đều có lối kiến trúc cổ với sự hạn chế về diện tích và cách bố trí các công trình kiến trúc chỉ đảm bảo cho các hoạt động thường ngày và các hoạt động cúng lễ trong phạm vi hẹp. Các thiền viện mới xây trong thời gian gần đây đã khắc phục được các nhược điểm này và tạo ra sự bề thế nguy nga của các công trình cũng như đảm bảo cho các hoạt động tu tập, tổ chức lễ hội tại đó.

Các nơi ăn nghỉ phục vụ cho khách hàng hương và du khách đến tu thiền theo các khóa tu được chú tâm và đầu tư, các nơi ăn uống chay của các thiền viện được xây dựng riền biệt và công phu đảm bảo cho du khách có được các dịch vụ cơ bản nhất và tương đối thuận tiện.

Ảnh 2.2: Đại Hùng Bảo điện Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong khóa lễ sám hối lục căn buổi chiều

Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch Thiền nói riêng và có thể là kết hợp với du lịch văn hóa, lễ hội và các loại hình du lịch khác về căn bản mới đáp ứng được 50%. Nguyên nhân chính ở đây là hoạt động du lịch Thiền chưa thực sự thu hút và có sự đầu tư đúng đắn từ phía chính quyền cũng như từ phía các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)