Tài nguyên nhân văn mang tính vật thể:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 57)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.1.2 Tài nguyên nhân văn mang tính vật thể:

Theo thống kê tại Việt Nam, các tài nguyên nhân văn mang tính vật thể có thể phục vụ cho hoạt động du lịch Thiền có rất nhiều trong đó phải kể đến chính là các ngôi chùa Việt Nam và các nơi khởi nguồn của các tông phái Phật giáo tại Việt Nam, các địa điểm mà thiên nhiên tạo thuận lợi cho các hoạt động tu tập, thiền định gắn với các diểm du lịch. Các ngôi chùa Việt Nam đều mang các sắc thái riêng biệt khác nhau phụ thuộc vào các hệ phái đạo Phật truyền đạo vào các vùng cùng với sự hòa nhập với văn hóa tín ngưỡng của cư dân bản địa.

Sự khác biệt cơ bản của các ngôi chùa Việt Nam từ miền Nam đến miền Bắc chính là do các hệ phái sau: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông… Các ngôi chùa phía Bắc phần lớn được thiết kế theo các kiến trúc của chùa Trung Quốc với cách thức bố trí Nội Công Ngoại Quốc, chữ Tam, chữ Đinh …

Kiến trúc của các ngôi chùa đều mang tính triết lý phương Đông rất lớn và chính các giá trị đó làm các ngôi chùa mang giá trị văn hóa rất cao. Trước khi xây dựng một ngôi chùa, một ngọn tháp, cha ông ta từ xa xưa đã rất quan tâm đến phong thủy. Các ngôi chùa thường được xây trên những thế đất "sơn kỳ thuỷ tú" (núi lạ, sông nước đẹp đẽ), là những vị trí đẹp, hài hoà giữa các yếu tố: Trời, Đất, Người. Tiếp theo là kiểu dáng thiết kế của ngôi chùa, ngọn tháp, tỷ lệ giữa chiều cao, rộng, dài, hình chữ gì sao cho phù hợp với kích thước của tỷ lệ phong thủy (thước Lỗ Ban)

Phật pháp đã đi sâu vào cõi lòng người Việt. Từng hoạ tiết trang trí ở các đình, chùa đa phần đều thể hiện tấm lòng cởi mở, vị tha và sự từ bi hỷ xả

của Đức Phật: Các mảng mái, tường, cửa, cột, khoảng cách trong ngoài hợp lý, trông rất cách điệu, nhưng vẫn uy nghiêm. Đường nét họa tiết của tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng hoàng) thể hiện vẻ nghiêm trang mà mềm mại, uy vũ mà bao dung. Cột thẳng thể hiện tính giác ngộ, đường nét uốn lượn của riềm châu viền mái mang đậm tính lan toả, thấm nhuần mà không xa hoa, bắt buộc. Độ nghiêng của mái hài hoà hợp lý không dốc như mái chùa Thái Lan hay Lào. Cấu trúc đền, chùa Việt Nam cũng đơn giản, khiêm nhường chứ không to lớn xa hoa như chùa Trung Quốc hay cầu kỳ nhiều tầng, đài, bệ như chùa Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các bậc tiền nhân xưa xây chùa luôn có tứ linh đắp vẽ, trấn giữ các mảng tường, trụ cột từ hông chùa cột hiên, hậu điện. Các đỉnh cột đắp Phượng vũ (Phượng múa) từ mỏ đến đuôi, hình dáng rất uyển chuyển. Ngói mũi được lợp xếp rất công phu, phần góc nhọn được gọi là "các" (đầu đao) được phô diễn rất khéo, không sắc nhọn. Mảng mái, nơi be bờ thường được đắp đậy rất cẩn thận, khoá chặt hai đầu của đòn nóc là hai đế hoặc đôi Lân rất oai dũng. Trên đỉnh nóc mái là đôi Rồng chầu mặt trời đang tỏa ánh hào quang. Canh giữ cửa chùa là hai vị Hộ pháp dung nhan uy dũng, biểu hiện cho cái thiện và cái ác, không dùng lời mà vẫn răn dạy chúng sinh giác ngộ. Trong chùa, tượng các vị Phật và La Hán được xếp theo trật tự tôn nghiêm. Trước mặt tượng là hương án, nơi đặt bát hương và đặt đồ lễ. Nơi làm lễ bề thế, vuông vức thể hiện sự giáo hoá nhân gian của các Ngài rộng mở và bao la, không bó hẹp, không phân biệt đối xử. Những hàng cột trong chùa lớn tạo cảm giác vững tâm và tin tưởng cho người đi lễ chùa. Từ hoành phi câu đối, văn bia hay tên người cung tiến đều được tiền nhân ghi lại rất trân trọng. Thượng lương, đòn nóc được làm rất chắc chắn và đề ghi đục chạm rất công phu. Trong khuôn viên của chùa thường trồng những cây muỗm, cây duối, nhưng đặc biệt hơn cả là cây đại, cây đa, si, gạo. Sắc hương của chùa chiền, lan toả

Căn cứ theo thống kê của các điểm du lịch, các du khách đến đi lễ tại các ngôi chùa mang tính chất tín ngưỡng nhưng các kiến trúc của ngôi chùa đã góp phần hòa vào với không gian tạo ra các giá trị của đạo Phật đối với Phật tử, tăng thêm giá trị, niềm tin vào triết lý bởi sự thể hiện ra cách thức bố trí các công trình, kiến trúc tại khu vực đó. Các giá trị kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam có những nét khác biệt so với các quốc gia khác và đem lại sự hấp dẫn lớn đối với cả du khách nước ngoài. Nét đặc sắc của các ngôi chùa Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tìm hiểu và đánh giá trong đó các ngôi chùa nổi tiếng đều có các nét đặc trưng gắn liền với bối cảnh lịch sử, gắn liền với các giá trị văn hóa vào thời điểm xây dựng chùa như : Chùa Bút Tháp, Chùa Tây Phương, Chùa Dâu, Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Chùa Dơi…

Qua khảo cứu một số ngôi chùa chúng ta đã thấy rằng các điểm di tích này hiện nay phần lớn đều có các kế hoạch tu bổ và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của Phật tử và du khách. Hơn thế nữa, với các lễ hội lớn như lễ hội Chùa Hương, Chùa Yên Tử … còn được các nhà đầu tư du lịch quan tâm đầu tư hoàn thành các dịch vụ hỗ trợ như Cáp treo Chùa Hương, Chùa Yên Tử nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách đến thăm cảnh chùa và dự lễ hội. Các dịch vụ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách đến tham dự lễ hội và số lượng du khách cũng tăng lên nhiều so với trước khi có cáp treo. Tuy nhiên, lượng khách đến tập trung chủ yếu vào tháng giêng bởi việc mong muốn của du khách theo tâm lý của người Việt Nam là đi lễ đầu năm để cầu mong bình an và công việc suôn sẻ cho cả năm.

Bảng 2.1 Bảng thống kê lƣợng du khách tham dự lễ hội Yên Tử, Chùa Hƣơng

STT Lễ hội Năm 2008 Dự kiến năm

2009 Tỷ lệ

1 Yên Tử 1,6 triệu 2,2 triệu 137%

2 Chùa Hương 1,08 triệu 1,2 triệu 109%

(Nguồn: Báo Hà nội mới, Báo quảng ninh)

Số lượng du khách đi tham dự các lễ hội nói chung hàng năm đều tăng trưởng rất nhanh như lễ hội Yên Tử có số lượng du khách năm 2009 tăng hơn năm 2008 137% và lễ hội chùa Hương năm 2009 tăng 9% so với năm 2008. Tuy vậy, các cơ sở vật chất và việc tổ chức quản lý các lễ hội đảm bảo cho du khách hành hương vẫn chưa được chu đáo vẫn còn có nhiều những tác động ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp như nơi ăn, nghỉ hoặc các phương tiện vận chuyển khiến cho nhiều du khách phải phàn nàn.

2.1.2.Tài nguyên nhân văn phi vật thể:

Nói đến tài nguyên nhân văn phi vật thể, mọi người sẽ nghĩ đến các giá trị văn hóa để lại mang tính tinh thần và đặc biệt các tài nguyên nhân văn phi vật thể phục vụ du lịch thì lại càng cần có những đặc tính nổi bật bởi sự hấp dẫn có nó phải mang tính đặc trưng mà nơi khác không có hay nói cách khác là du khách sẽ cảm nhận sự hấp dẫn từ việc trải nghiệm nguồn tài nguyên này.

Tài nguyên nhân văn phi vật thể theo phân loại các hình thức lưu giữ và được tính đến của Việt Nam gồm các loại sau: các lễ hội truyền thống; nghề và các làng nghề thủ công cổ truyền; văn hóa nghệ thuật; văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán; thơ ca và văn học, văn hóa các tộc người; các phát minh sáng kiến khoa học; các hoạt động văn hóa thể thao,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 57)