Nhu cầu của khách quốc tế:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 80)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.4.2 Nhu cầu của khách quốc tế:

Quốc, Myanma... Các du khách đến du lịch các quốc gia này không chỉ là để thăm quan các danh lam thắng cảnh mà còn để trải nghiệm các tour du lịch Thiền hết sức đặc sắc tại các quốc gia đó. Hàng năm có hàng triệu du khách đến Trung Quốc để được biết đến ngôi chùa Thiếu Lâm với sự nổi bật của nó trong một loạt các phim ảnh võ thuật cổ truyền Trung Hoa và bản thân ngôi chùa cũng là nơi khởi nguồn của Thiền Tông Trung Hoa hay đến với Tây Tạng huyền bí và thăm thủ phủ Lhasa, theo dự đoán của chính quyền khu tự trị Tây tạng, lượng du khách đến năm 2010 dự kiến đạt 6 triệu lượt.

Tại Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch được gọi là “Temple stay” và nó được đưa vào một trong các chương trình tour du lịch chính của quốc gia (tham khảo trên trang web:

http://www.visitkorea.or.kr/enu/SI/SI_EN_3_4_5.jsp) Tới nay có tổng cộng

khoảng 87 ngôi đền ở Hàn Quốc cung cấp chương trình Temple stay và con số này đang tăng lên mỗi năm.

Tham gia các Temple stay tại Hàn Quốc, khách du lịch nước ngoài có cơ hội hiểu rõ những nghi lễ truyền thống, tuân theo những công việc thường ngày giống hệt như các vị sư sống ở đó, ví dụ như tham dự những bài giảng kinh và các hoạt động đặc biệt. Các hoạt động rất đa dạng nhưng bài học quan trọng nhất là khám phá bản thân mình và học cách sống hòa thuận cùng người khác. Học cách pha trà và bày tỏ lòng kính trọng Đức Phật cũng là những hoạt động thú vị.

Temple stay quả thật không phải là một kỳ nghỉ ở khách sạn vì trên thực tế du khách phải sống như một nhà sư: dậy lúc ba giờ sáng để làm các lễ nghi của đền như tụng kinh, ăn các bữa ăn chay mà không được gây ồn ào, ngồi thiền, làm các công việc vặt hằng ngày và tối phải đi ngủ sớm từ 9 giờ.

Theo báo Korea Times, Temple stay hiện nay đã trở thành tài sản văn hóa quý giá nhất Hàn Quốc, đó là sự kết hợp của truyền thống và các hoạt động văn hóa, cả hai yếu tố này đều là những thành phần quan trọng trong

việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2008, có tổng cộng 110.000 khách du lịch, trong đó có 20.000 khách nước ngoài đã chọn đền làm nơi lưu trú, tăng 36% so với năm 2007.

Các hoạt động du lịch Thiền tại Thái Lan và Nhật Bản đã được đề cập ở Chương 1 cho chúng ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch Thiền tại các quốc gia này đồng thời khẳng định với các tiềm năng của Việt Nam rất mạnh mẽ về Phật giáo cũng như các điều kiện khác có thể đáp ứng được du khách quốc tế. Nhu cầu khách hàng về loại hình du lịch này trên thế giới là rất lớn và nếu biết cách khai thác đáp ứng nhu cầu này đúng đắn, loại hình du lịch Thiền có thể trở thành một trong các sản phẩm quan trọng trong các sản phẩm du lịch của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Tính đến thời điểm hiện nay chưa có đơn vị lữ hành nào chào chuyến du lịch thiền cho các du khách quốc tế mà qua khảo sát trên mạng internet mới thấy có chuyến du lịch “ Yoga & Meditation Tour in Viet Nam” của chương trình tour Khám phá con đường tơ lụa -Adventure Silk road Treks và chuyến du lịch có chương trình cụ thể nhất do Byron bay yoga tổ

Ảnh 2.3 : du khách thực hiện “balwoo-gongyang” - một nghi thức bao gồm bốn cái bát bằng gỗ trước bữa ăn của nhà sư ở ngôi đền Baekdam, tỉnh Gangwon

Ảnh 2.4 : Hoạt động của du khách tại các chùa, đền

6 ngày, 5 đêm và mức giá tour dự kiến từ 1795 USD đến 2445 USD tùy thuộc vào loại phòng nghỉ tại Khu nghỉ dưỡng Life Resort Quy Nhơn.

(Xem chương trình tại phụ lục đính kèm)

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng các đơn vị lữ hành nước ngoài cũng nghiên cứu các điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam và mạnh dạn thiết kế và chào bán tour du lịch Thiền tại Việt Nam. Do đó, không chỉ có nhu cầu của du khách nội địa đối với hình thức du lịch này mà các du khách quốc tế cũng sẵn sàng trải nghiệm các chuyến du lịch thiền tại Việt Nam khi các doanh nghiệp lữ hành có thể đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ cho các chuyến du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)