Khả năng đáp ứng nguồn khách của các nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 83)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.4.3Khả năng đáp ứng nguồn khách của các nhà cung cấp:

Hoạt động du lịch nói chung tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đã đảm bảo cho các du khách tại các điểm đến mặc du trong mùa vụ du lịch vẫn có những sự thay đổi bất thường đặc biệt là mùa nghỉ hè tại các khu du lịch nghỉ dưỡng biển, hoặc vào các dịp lễ hội đầu năm như Lễ hội Yên Tử, lễ hội Chùa Hương....luôn trong tình trạng hết công suất hoặc vượt công suất của điểm đến dẫn đến tình trạng không kiểm soát được và chất lượng các dịch vụ cung cấp không đảm bảo. Ngược lại, vào những thời điểm cuối năm hoặc vào mùa đông đối với khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ thì các khu du lịch nghỉ dưỡng biển, các khu du lịch lễ hội rất vắng vẻ hầu như không có du khách.

Khả năng đáp ứng của các điểm đến và các đơn vị tổ chức lữ hành tính đến thời điểm hiện nay và với nguồn khách nội địa hiện tại có thể đảm bảo, tuy nhiên các du khách phần lớn đến các thiền viện dự các khóa tu tập trên căn cứ tự tổ chức hoặc theo chương trình của một hội Phật tử chủ động tự tổ chức mà chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp lữ hành. Riêng đối với hoạt động du lịch Thiền – Yoga tại Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh thì

vẫn chưa phát triển mặc dù các chương trình của các đơn vị lữ hành như Công ty TNHH Anh Anh, Câu lạc bộ Trà Việt... thiết kế khá chi tiết nhưng khi liên hệ với các đơn vị tổ chức thường phải tự gom khách đủ đoàn rồi mới có thể thực hiện chuyến du lịch.

2.5 Chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc

Căn cứ theo chương hình hành động quốc gia về du lịch đã dược phê duyệt, các hoạt động đầu tư, cải cách thủ tục phục vụ cho kinh doanh du lịch trong những năm gần đây đã được chú trọng nhiều. Hàng loạt các cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn đặc biệt ở khu vực miền trung tăng rất nhanh và chỉ trong riêng cuối năm 2009 đã có 3 dự án khách sạn 5 sao được cấp phép xây dựng và đầu tư tại Tỉnh Khánh Hòa: Light House Complex do công ty CP Hải Đăng làm chủ đầu tư, Crown Plaza do Công ty CP XD số 1 – Cofico làm chủ đầu tư...

Các khu nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng đã được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và tính đến nay toàn bộ khu đất mặt biển ở Đà Nẵng đã được UBND Tỉnh Đà Nẵng cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản du lịch, đối với các khu du lịch chuyên đề về sinh thái, về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh cũng đã được các nhà đầu tư, chính quyền và nhân dân quan tâm nhiều như việc trùng tu, xây các thiền viện tại Yên Tử – Quảng Ninh, Tam đảo – Vĩnh Phúc, Chơn Không – Vũng Tàu, Quần thể du lịch Tâm Linh Chùa Bái Đính ….

Chính các hoạt động đầu tư này đã đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch nói chung, và đối với hoạt động du lịch gắn với tâm linh, gắn với các hoạt động du lịch Thiền. Hầu hết các ngày lễ của Đạo Phật hoặc các dịp lễ đầu năm, các hoạt động du lịch Thiền, du lịch hành hương đến các nơi có thờ Phật hoặc các đền thờ thánh theo tín ngưỡng dân gian. Đối với các vùng miền khác

Yên Tử diễn ra liên tục trong vòng 3 tháng âm lịch đầu năm và các tín đồ khắp nơi đến trẩy hội và cầu mong các ước vọng cho bản thân và gia đình, Miền Trung có lễ hội Quan Thế Âm – Đà Nẵng trong đó có những buổi thuyết pháp và giảng kinh của các đại đức, cao tăng…. Các ngôi chùa, thiền viện tại các khu vực lớn đều tổ chức các ngày lễ chung của Đạo Phật như ngày lễ Phật đản, ngày lễ Vu Lan, các ngày giỗ tổ và cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì các lễ hội đều có các quy mô khác nhau, các lễ hội lớn sẽ là các lễ hội cấp quốc gia và được nhà nước hỗ trợ kinh phí, thành lập ban tổ chức lễ hội để đảm bảo công tác tổ chức, chương trình lễ hội đặc sắc, có ý nghĩa và đem lại lợi ích lớn nhất cho nhân dân, giữ gìn bản sắc của dân tộc.

2.6. Đánh giá chung về các điều kiện và khả năng phát triển du lịch Thiền tại Việt Nam tại Việt Nam

Qua phân tích thực trạng khai thác và hiện trạng các điều kiện phát triển du lịch Thiền tại Việt Nam như tài nguyên nhân văn , cơ sở vật chất, nguồn khách và nhu cầu của du khách trong nước, quốc tế và khả năng cung ứng của các doanh nghiệp kinh doanh chúng ta có thể đánh giá và đưa ra các điều kiện thuận lợi và các khó khăn thách thức cần phải trải qua để có thể phát triển và đưa du lịch Thiền trở thành một sản phẩm du lịch hoàn toàn mới đối với ngành du lịch Việt Nam

2.6.1 Thuận lợi

Thứ nhất là các chính sách của nhà nước Việt Nam về du lịch luôn nhất quán trong đó có chính sách tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Đạo Phật – nền tảng của tôn giáo phát triển du lịch Thiền. Các khu thiền viện, quần thể du lịch tâm linh đã được nhà nước cùng nhân dân đầu tư xây dựng như các thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Chùa Bái Đính...

Các lễ hội Phật giáo như lễ hội Chùa Hương – Mỹ Đức – Hà Nội, Chùa Yên Tử - Quảng Ninh, Chùa Quan Âm – Đà Nẵng đã được đưa vào chương trình lễ hội quốc gia và đều được đầu tư kinh phí tổ chức. Các lễ hội này là nền tảng cho việc phát triển Phật giáo và bước đầu hình thành niềm tin từ đó tạo ra nhu cầu cho du lịch Thiền.

Thứ hai, cơ sở vật chất, nguồn tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch Thiền rất phong phú và đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và du khách quốc tế. Các tài nguyên thiên nhiên phong phú như các bãi biển đẹp, các khu du lịch văn hóa, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. Các hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ, quy tụ được lòng người về với đạo Phật. Đào tạo được các tăng ni có kiến thức Phật pháp uyên thâm và đạo hạnh tu hành cao khiến cho các hoạt động thiền ngày càng có cơ hội phát triển.

Thứ ba, du lịch Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế và là một điểm đến khá hấp dẫn. Số lượng du khách quốc tế hàng năm đến Việt Nam ngày càng tăng và số lượng khách này có cơ hội trải nghiệm các hoạt động du lịch Thiền tại Việt Nam và đây là một nguồn nhu cầu rất lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác các thị trường này.

Thứ tư, loại hình du lịch Thiền mang tính chất du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và đặc biệt tính bền vững cao cụ thể các tour du lịch tu tập tại thiền viện ngoài việc tu tập, nghe giảng kinh Phật còn được tiếp cận với các ấn phẩm về hoạt động của Phật giáo Việt Nam, các đặc trưng của Phật giáo...còn các tour du lịch Thiền – yoga thì tập trung vào việc sử dụng địa điểm không gian đủ yên tĩnh để tập các tư thế hoặc tham gia vào các quá trình trị liệu sức khỏe.

2.6.2 Khó khăn

Với một loại hình du lịch có tính đặc thù cao như loại hình du lịch này, các khó khăn chính bao gồm các yếu tố sau:

Thứ nhất là, nhu cầu đi du lịch nội địa còn có nhiều rào cản trong đó phải kể đến việc các tác động chính là các du khách nội địa phần lớn là đi theo nhóm lớn dưới hình thức gia đình hoặc cơ quan, bạn bè mà ít đi cá nhân hoặc một nhóm nhỏ do đó các nhu cầu nghĩ dưỡng sẽ chiếm mục đích chi phối hơn là du lịch chữa bệnh (bằng phương pháp thiền) hoặc du lịch tĩnh tâm (với mục đích xả stress).

Thứ hai, các doanh nghiệp lữ hành chưa để tâm nghiên cứu để phát triển hình thức du lịch này mà mới chỉ tập trung vào khai thác các sản phẩm du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên thô trong đó đáng kể nhất là các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang tính vật thể.

Thứ ba là, các chương trình quảng bá du lịch nói chung của quốc gia hoặc của các doanh nghiệp lữ hành, các địa phương và bản thân các điểm đến đều không đề cập đến loại hình du lịch này từ đó không gây được ấn tượng và không tiếp cận đến được du khách.

Tiểu kết chƣơng 2:

Các điều kiện phát triển du lịch Thiền đã được đề cập và phân tích hiện trạng thực tế tại Việt Nam trong chương 2 trong đó đáng kể đến là sự đầu tư của nhà nước Việt Nam vào các quần thể du lịch Tâm linh, các thiền viện tại khắp các miền của tổ quốc. Mặc khác, hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đẩy mạnh các nhu cầu tu tập cũng như tham gia các hoạt động Phật sự của tăng ni Phật tử nói chung tạo tiền đề cho việc cung cấp các dịch vụ du lịch Thiền. Ngoài ra, các hoạt động thiền Yoga cũng ngày càng trở nên gần gũi với người dân Việt Nam

thông qua các trung tâm hướng dẫn tập luyện và các đối tượng này sẽ là nguồn khách nội địa cho các hoạt động du lịch Thiền.

Chương 2 cũng cho chúng ta thấy cơ sở vật chất, tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch Thiền mới chỉ dừng ở bước đầu khai thác mà chưa có các chương trình kết hợp các chuyến du lịch cụ thể. Các khó khăn trong việc triển khai thực hiện du lịch Thiền đã được nhấn mạnh đòi hỏi cần phải có các giải pháp và định hướng phát triển lâu dài thì mới có thể đưa du lịch Thiền trở thành một sản phẩm độc đáo của Việt Nam.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC DU LỊCH THIÊN Ở VIỆT NAM

3.1 Căn cứ đề xuất

3.1.1 Định hƣớng phát triển du lịch Việt Nam:

Hoạt động du lịch đã được Đảng và Nhà nước chú trọng và đưa vào các Nghị quyết các kỳ họp Trung ương Đảng, chương trình hành động quốc gia và triển khai thực hiện một cách quyết liệt. Sau khi Việt Nam được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp thuận làm thành viên, các cam kết về dịch vụ trong đó có du lịch đã được đưa vào chương trình hành động quốc gia điều chỉnh đến năm 2012 với các nội dung kèm theo Nghị quyết số 16/2007/NQ- CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chương trình này xác định rõ nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương, của các doanh nghiệp du lịch nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh, mạnh và bền vững, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.

* Mục tiêu cụ thể

- Về đón khách quốc tế: phấn đấu đến năm 2010, Du lịch Việt Nam sẽ đón được 5,5-6,0 triệu lượt khách quốc tế với nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 11,4%, 25 triệu lượt khách du lịch nội địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thu nhập du lịch: phấn đấu năm 2010, doanh thu du lịch đạt 4,0 - 4,5 tỷ USD, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) năm 2010 đạt 5,3% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,0 – 11,5%/năm.

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: điều tra, lập quy hoạch và đầu tư xây dựng và hoàn thiện 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; nâng cấp các tuyến điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương; đầu tư xây mới và nâng cấp hệ thống khách sạn, phấn đấu đến năm 2010 có trên 250.000 phòng khách sạn, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách.

- Việc làm cho xã hội: đến năm 2010 ngành Du lịch tạo ra 1,4 triệu việc làm cho xã hội, trong đó có 350.000 việc làm trực tiếp.

- Đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực Châu Á

* Một số biện pháp chính để thực hiện chương trình:

Ngoài các biện pháp thực hiện công tác về quảng bá, truyên truyền trong ngành; công tác xây dựng pháp luật, thể chế và cải cách hành chính ở trong ngành du lịch và các ngành có liên quan: quy hoạch, đầu tư, hành chính, hải quan, xuất nhập cảnh...; tăng cường hợp tác quốc tế trong đó phải kể đến vai trò của các nước trong khu vực và vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) và hiệp hội du lịch Đông Nam Á(ASEANTA), thực hiện các cam kết và khai thác các quyền lợi trong hợp tác với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Liên Minh Châu Âu (EU); phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch; tăng cường năng lực đội ngũ lao động trong ngành du lịch;

Riêng về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch chương trình hành động quốc gia đã chỉ rõ cần phải xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường và có sức cạnh tranh trong khu vực. Trong đó, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá lịch

đặc biệt là du lịch đường bộ liên quốc gia, du lịch đường biển. Nghiên cứu khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo của các địa phương, các vùng và sản phẩm liên quốc gia để thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh thu hút khách nội địa.

Các chương trình hành động quốc gia về du lịch đã chỉ rõ định hướng và các chỉ tiêu cần đạt được của Du lịch Việt Nam từng giai đoạn và các biện pháp thực hiện. Theo các chương trình này, việc triển khai thực hiện du lịch Thiền là một bước đi đúng đắn theo định hướng phát triển Du lịch của Quốc gia đồng thời với đề án phát triển loại hình du lịch này tốt sẽ khẳng định nhận được nhiều sự ủng hộ của không chỉ các cấp chính quyền mà còn có sự đáp ứng của các doanh nghiệp trong ngành du lịch nói chung.

3.1.2 Định hƣớng phát triển du lịch Thiền tại Việt Nam:

Do đặc thù loại hình sản phẩm hoàn toàn mới mẻ và qua nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức các hình thức du lịch Thiền tại các quốc gia đã rất phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.... việc định hướng phát triển loại hình du lịch Thiền tại Việt Nam cần chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (2009-2012): Xây dựng một số sản phẩm tour mẫu và tập trung vào công tác quảng bá loại hình sản phẩm này đến với du khách nội địa và quốc tế với mục tiêu tạo ra nguồn khách ban đầu đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành tổ chức loại hình du lịch này bao gồm cả các chuyến du lịch Thiền – Phật giáo và du lịch Thiền – Yoga. Chuẩn bị thật tốt các điều kiện và cơ sở vật chất, lao động phục vụ hoạt động du lịch Thiền

Giai đoạn 2(2012 – 2020): Đẩy mạnh công tác quảng bá và tập trung đầu tư, khai thác trên phạm vi toàn quốc. Đưa loại hình du lịch này thành một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 83)