Lao động trong du lịch Thiền:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 78)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.3Lao động trong du lịch Thiền:

Lao động vốn là một trong các yếu tố cơ sở vật chất phục vụ du lịch nói chung bao gồm các lực lượng lao động của các ngành công nghiệp phụ trợ và lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Các hình thức lao động của các ngành nghề luôn có sự hỗ trợ cho nhau trong hoạt động cung ứng dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch với đặc điểm có mối liên hệ với nhiều ngành nghề khác nhau: giao thông vận tải, ngân hàng, các điểm đến...

Đặc điểm nổi bật của lao động trong hoạt động du lịch Thiền chính là sự đóng góp tham gia của hệ thống các tăng ni trong việc trải nghiệm loại hình du lịch hoặc các sự hướng dẫn của những hướng dẫn viên, giáo viên có kinh nghiệm tập thiền (Thiền định theo đạo Phật hoặc thiền Yoga) hay giảng pháp, đồng thời cùng với sự am tường, hiểu biết của hướng dẫn viên tham gia trong chuyến du lịch.

Với các đối tượng được kể là lao động trực tiếp tại Việt Nam hiện nay trong loại hình du lịch này có các đặc trưng và đặc điểm khác biệt so với các hình thức lao động khác:

- Các tăng ni tham gia vào việc hướng dẫn tu thiền thường là các vị cao tăng, có kiến thức am hiểu Phật pháp thì mới có thể thuyết pháp và hướng dẫn tu thiền cho du khách và họ hoạt động không phải vì lợi nhuận và để được trả lương từ các doanh nghiệp lữ hành. Mặc dù vậy, số lượng cao tăng có thể sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong trường hợp đối với các đoàn khách quốc tế

hầu như không có và đây chính là sự hạn chế rất lớn đối với việc có thể đáp ứng nhu cầu tu tập của du khách quốc tế.

- Các tăng ni trong các thiền viện thường không được đào tạo về nghiệp vụ du lịch như là các nhân viên trong ngành nên sự đảm bảo các tiêu chuẩn du lịch là rất khó khăn từ chuẩn mực giao tiếp đến việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Các giảng viên Yoga chuyên nghiệp để tham gia thực hiện các chuyến du lịch là rất hiếm bởi các hoạt động yoga hiện nay tại các thành phố lớn mới có và phần lớn hoạt động tập yoga chỉ là một sở thích của họ, hoặc họ hướng dẫn tập chỉ là mục đích làm tăng thêm thu nhập, tự tập cho chính mình.

- Các lao động khác như hệ thống nhân viên của các doanh nghiệp lữ hành từ nhân viên bán hàng, marketing cho đến các hướng dẫn viên đều chưa có kinh nghiệm về hoạt động du lịch Thiền này. Các hoạt động thực tế thường là các hoạt động thuyết minh của hướng dẫn về kiến trúc của điểm đến, sự tích một số pho tượng, di vật tại các điểm đến hoặc các câu truyện về các vị thiền sư, vị tổ của thiền phái mà chưa có kiến sức sâu sắc về Phật học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 78)