6. Cấu trúc của luận vă n:
1.1.3 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Với điều kiện cơ bản để phát huy được du lịch Thiền chính là nền tảng của Đạo Phật tại quốc gia đó. Để hiểu rõ hơn về du lịch Thiền tại Việt Nam chúng ta cần tìm hểu về Phật giáo tại Việt Nam.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) là trụ sở của Quận Giao Chỉ từ thời đầu phong kiến đô hộ phương Bắc sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La trong thời gian 168 – 189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (Bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo vào thời điểm đó mang màu sắc Phật giáo Tiểu thừa, Bụt được coi như là là một vị thần chuyên đi cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này vào thế kỷ thứ 4- 5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt mất dần đi và thay vào đó là từ Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý , nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi
là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ thứ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hoá, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà và Thiện Chiếu.
Với các hoạt động của Phật giáo trong suốt thời gian truyền bá tại Việt Nam và các biến cố của lịch sử, Phật giáo Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay tạm thời được phân ra làm 4 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc (TK 10) là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
Giai đoạn 2: Thời kỳ Đại Việt là giai đoạn cực thịnh;
Giai đoạn 3: từ thời Hậu Lê đến cuối thể kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; Giai đoạn 4: từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn Phục Hưng.
Đạo Phật sau khi được truyền bá vào Trung Quốc đã phát triển hình thành các tông phái khác nhau và cũng theo đó truyền bá vào Việt Nam trong đó nổi bật là tác động của 3 tông phái lớn: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.
Như vậy, Phật giáo đến Việt Nam từ rất sớm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển đặc biệt là thời gian phát triển dưới thời Lý và tiếp theo đến triều Trần để rồi Việt Nam có dòng Thiền Tông riêng biệt với sự hợp nhất các thiền phái của Phật Hoàng Trần Nhân Tông để hình thành Thiền phái Trúc Lâm. Quan trọng nhất, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại giá trị đạo đức xã hội trong suốt thời gian tồn tại ở Việt Nam. Ngoài ra, Phật giáo còn góp phần không nhỏ trong các giá trị văn hoá còn lại đến hiện nay như các công trình điêu khắc mang đậm nét văn hoá, các công trình kiến trúc có
tính thẩm mỹ cao, các tác động của Phật giáo vào nếp sống, giáo dục nhân cách con người…
Chính các giá trị tinh thần, giá trị văn hoá to lớn qua tác động truyền bá của Phật giáo đã đem lại một kho tàng nhân văn để các thế hệ tiếp sau biết được các hoạt động phát triển của Phật giáo của thế hệ đi trước và cũng là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để giới thiệu đến bạn bè năm châu về hoạt động không chỉ mang tính chất tôn giáo thuần tuý mà còn mang tính xã hội rất cao và với khía cạnh du lịch là nguồn tài nguyên hấp dẫn để khai thác đem lại nguồn thu bền vững cho nền kinh tế.