6. Cấu trúc của luận vă n:
2.1.5 Nhạc Thiền:
Xuất phát tại Ấn Độ với cách tán tụng theo truyền thống Vệ đà, nhưng nhạc Phật giáo ở từng quốc gia đều được bản địa hóa theo tính cách đặc thù của mỗi nước và thường được thể hiện theo âm nhạc truyền thống của nơi đó. Cùng một bài kinh mà nét nhạc thay đổi tùy quốc gia, tùy trường phái, thậm chí tùy từng vùng. Chẳng hạn cùng niệm tên Phật A Di Đà mà hai miền Nam Bắc ở nước ta niệm khác nhau, theo thang âm điệu thức câu hát ru của mỗi miền. Ngoài ra, nhạc Phật giáo luôn luôn liên quan đến các nghi thức hành lễ, như nghi tiết tại chùa (ba thời kinh sáng, trưa, chiều), nghi tiết trong tang ma, trong lễ hội tôn giáo lớn như Phật Đản, Vu Lan...
Nhạc Phật giáo lại đặt trọng tâm vào thanh nhạc hơn khí nhạc. Ngoài phong cách tụng và tán quen thuộc trong các cuộc lễ tế, còn có trì, niệm, bạch, xướng, thỉnh, đọc, hô, tùy theo loại kinh hay trình tự của một thời kinh.
Tuy không được thường xuyên coi trọng ở các triều đại phong kiến , nhưng nhạc Phật giáo vẫn được sử dụng nghiêm túc trong nhà chùa. Các cách tán tụng vẫn bảo tồn theo âm hưởng từ thời xa xưa và được phát triển ngày càng phong phú.
Sang thời kỳ cận đại, có vài sự thay đổi trong tinh thần giản dị hóa nghi thức Phật giáo, mà đáng lưu ý là những thay đổi trong những dàn nhạc lễ miền Nam với việc sử dụng hai nhạc khí nước ngoài là ghita phím lõm và organ để phụ họa theo những bài tán trong các lễ hội. Đàn ghita phím lõm, vốn thông dụng trong những dàn nhạc tài tử cải lương, tuy đã được Việt Nam hóa nhưng âm sắc sôi động của nó không mang lại không khí trang nghiêm cần thiết trong lễ hội tôn giáo.
Âm nhạc Phật giáo có khá nhiều điểm tương đồng với âm nhạc truyền thống, từ nét nhạc, thang âm, điệu thức, tiết tấu đến nhịp phách, chỉ khác nhau về mục đích. Âm nhạc truyền thống giúp người nghe thưởng thức nghệ thuật, còn âm nhạc Phật giáo nhằm mang lại cho người nghe (hay người đọc) một trạng thái tâm hồn an tịnh, thanh thản hầu thấu cảm giáo lý nhà Phật. Nhạc Phật giáo hướng nội, trong khi nhạc nghệ thuật hướng ngoại. Nhưng không phải vì thế mà âm nhạc Phật giáo không mang tính chất nghệ thuật. Nét nhạc và cách tán các bài như Dương chi tịnh thủy (Nhành dương liễu rải nước cam lồ xuống trần), Tào khê (Nước trong suối) rất phong phú và tinh vi.
Về nhạc khí, ngoài một số dụng cụ đặc thù như mõ gia trì, chuông gia trì, đẩu, mộc bảng, thì trong Phật giáo cũng sử dụng các nhạc khí truyền thống dân tộc như đàn nhị, đàn nguyệt, kèn, trống phách.
Về bài bản thì nhạc lễ dùng trong Phật giáo giống như nhạc lễ dùng trong cung đình và ngoài dân gian, ngoài một vài bài bản đặc biệt như bài Trống bát nhã.
Thang âm điệu thức hầu như giống nhau hoàn toàn, ngoại trừ tiết tấu trong các bài tán theo truyền thống miền Trung có những nhịp đặc biệt cho các điệu tán rơi, tán xấp, tán trạo với cách nhịp tang, mõ khác nhau.
Ảnh hưởng qua lại giữa âm nhạc Phật giáo và nhạc truyền thống
Nhạc Phật giáo chịu ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống rõ nhất là trong cách niệm và tụng kinh mang âm hưởng của tiếng hát ru từng miền.
Thông thường trong các lễ hội lớn của Phật giáo luôn sử dụng dàn nhạc lễ trong dân gian, đặc biệt theo truyền thống miền Trung là hai dàn đại nhạc và tiểu nhạc trong cung đình thâu nhỏ lại. Một vài truyền thống Phật giáo ở Tiền Giang có những cách tán dùng hơi và nhịp của lối hát Khách của hát Bội, chỉ khác nhau trong cách dùng mẫu âm ở những chỗ phải luyến láy.
như hơi nhạc, hơi hạ của miền Nam, nhưng tiết tấu chậm hơn. Hơi ai của nhạc Phật giáo giống như những điệu ai dùng trong nhạc lễ hay cải lương tài tử, nhưng đơn giản hơn.
Cách vận hành giai điệu trong âm nhạc truyền thống cũng được các nhà sư áp dụng để làm cho phong cách tán tụng được phong phú hơn.
Hơi thiền với tiết tấu khoan thai, nghiêm trang trong nhạc Phật giáo có thể dùng để ngâm những bài thơ, bài kệ có thiền vị, đem lại tâm bình an cho người nghe.
Ngoài ra điệu múa cung đình Lục cúng hoa đăng (múa đèn) chính là phỏng theo điệu múa lục cúng trong Phật giáo khi dâng hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Hoặc điệu múa Đấu chiến thắng Phật trong cung đình cũng từ một điệu múa trong chùa mà ra.
Lịch sử Phật giáo lại là đề tài cho âm nhạc kịch nghệ dân tộc, chẳng hạn sự tích Phật Bà Quan Âm làm đề tài cho vở chèo Quan âm Thị Kính, hoặc cuộc đời Đức Phật Thích Ca từng là đề tài cho nhiều vở cải lương và phim ảnh và vẫn được giàn dựng để phục vụ khán giả.
Tóm lại, âm nhạc, văn hóa cũng như ngôn ngữ Phật giáo giúp cho âm nhạc, kịch nghệ truyền thống dân tộc có thêm nhiều yếu tố để làm giàu và phát triển. Trong lịch sử hàng ngàn năm đồng hành với âm nhạc dân tộc, dẫu trải qua nhiều thịnh suy nhưng âm nhạc Phật giáo vẫn giữ gìn những giá trị tinh thần truyền thống và góp phần tạo nên nền tảng vững chắc để phát dương quang đại Phật giáo và là một nguồn tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch Thiền của quốc gia.