Khái niệm về du lịch Thiền:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 43)

6. Cấu trúc của luận vă n:

1.3.1 Khái niệm về du lịch Thiền:

Du lịch thế giới phát triển đa dạng với nhiều hình thức được phân loại theo các sản phẩm du lịch khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của du lịch và đặc điểm của các sản phẩm du lịch của mỗi điểm đến, hình thức thực hiện chuyến du lịch, mục đích của chuyến du lịch và nhu cầu của du khách…

Cùng với sự vận động, phát triển của thế giới vật chất, các hoạt động tôn giáo theo tông phái cũng được truyền bá và từ đó tạo ra các cuộc hành hương tôn giáo và hoạt động này được coi như là các cuộc lữ hành tâm linh. Các tín đồ của các giáo phái đi hành hương mới mục đích chính là thực hiện việc cầu nguyện tại nơi đất thánh.

Các cuộc hành hương tôn giáo hay theo phân loại của các nhà nghiên cứu và tổ chức du lịch hiện nay được gọi là du lịch tôn giáo đã được hình thành và phát triển từ thời Hy lạp cổ đại với các cuộc hành hương tôn giáo của các tầng lớp nhân dân nhân các dịp lễ hội.

Việc hành hương tôn giáo phụ thuộc vào giáo lý và các cách thức quy định về lễ hội của mỗi loại hình và mức độ truyền giáo của các tôn giáo đó đối với các tín đồ.

Đối với hoạt động du lịch Thiền, các việc hành hương của Phật tử mang tính chất ước mong, cầu nguyện và rèn luyện ý chí vững tâm vào chính pháp, và đi thăm các nơi Đức Phật giảng đạo, nơi tu hành và nơi khởi sinh ra các dòng thiền, phái Phật giáo của mỗi quốc gia cụ thể như đi thăm Ấn Độ, Nepal – Nơi đản sinh ra Đức Phật và truyền đạo của Ngài, đi Tây Tạng để

thăm và tìm hiểu Mật Tông, sang Thái Lan để tìm hiểu nguyên nhân Phật giáo lại là quốc đạo, hay đi Trúc Lâm – Yên Tử của Việt Nam để hành hương về nơi Tổ thiền của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Đối với một số quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan…. thì ngoài hoạt động Thiền mang tính chất của đạo Phật còn có các hoạt động thiền của Yoga các hoạt động thiền “Zen” của Nhật Bản.

Trên hệ thống lý luận hiện nay chưa có khái niệm về du lịch Thiền nhưng căn cứ trên thực tế triển khai chúng ta có thể định nghĩa du lịch Thiền

một loại hình du lịch được cung cấp cho du khách với sự kết hợp của việc

khai thác các yếu tố thiền định trong tôn giáo, các yếu tố tự nhiên, xã hội đối với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất nhằm mang lại các giá trị về mặt thể chất và tinh thần cho du khách.

Các giá trị đem lại của du lịch Thiền không chỉ cho các du khách trong quá trình tham dự chuyến du lịch mà về mặt kinh tế xã hội cũng đem lại hiệu quả cao. Đối với một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái lan thì nguồn thu từ việc phát triển loại hình sản phẩm du lịch này rất lớn. Để nắm rõ hơn việc các hoạt động du lịch Thiền của các quốc gia và tại Việt Nam, các hoạt động du lịch khác gắn với các nguyên lý và giá trị của Thiền. Chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về các giá trị cốt lõi, các nguyên lý cơ bản của Thiền định và sự phát triển của Đạo Phật, các hoạt động thiền Yoga, các tác động và giá trị mà Thiền và Phật giáo đem lại của các quốc gia thế giới và của Việt Nam….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 43)