Lễ hội Thiền:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 71)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.1.4 Lễ hội Thiền:

Trong du lịch Thiền và các loại hình du lịch ứng dụng thiền, tài nguyên nhân văn phi vật thể chủ yếu tại Việt Nam là các hoạt động lễ hội của đạo Phật như: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, các đại lễ cầu siêu, cầu an; các hình thức nhạc thiền, nghệ thuật tranh và tượng thiền, nghệ thuật trà đạo.

Các lễ hội của Việt Nam đặc biệt là Lễ Phật đản và lễ Vu Lan đều được hầu hết các Phật tử tham gia và các hoạt động này đều diễn ra ở các Chùa. Năm 2009, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam đã phối hợp với Thành hội Phật giáo Thành phố Hà Nội tổ chức lễ Phật đản năm 2553 Phật lịch với hơn 2000 tăng ni về tham dự cùng với nhiều hoạt động thuyết pháp tại chùa Mỗ Lao, Chùa Bà đá và các hoạt động khác như hoạt động nghệ thuật biểu diễn chào mừng tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô.

Tại các tỉnh khác cũng tổ chức lễ diễu hành như Tỉnh Lâm Đồng với 10 xe hoa của các Tổ Đình tổ chức với diễu hành qua các phố của Thành phố Đà Lạt để du khách và Phật tử chiêm bái và niệm bạch Đức Phật. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ chí Minh tổ chức lễ Phật đản năm 2009 tại Chùa Vĩnh Nghiêm và sân vận động quân khu 7, Thiền viện Vạn Hạnh với hàng ngàn tín đồ đến làm lễ cùng với các hoạt động từ thiện trao nhà tình nghĩa của Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh. Tỉnh hội Phật giáo Thừa thiên Huế tổ chức lễ

Phật đản tại Chùa Từ Đàm. Tối cùng ngày, khoảng một trăm thuyền hoa lộng lẫy của Phật tử các huyện, thành phố Huế và các tự viện, Phật học viện, niệm Phật đường trong tỉnh sẽ diễu hành trên sông Hương để cúng dường, phóng sanh, thả hoa đăng, nguyện cầu thế giới hòa bình, đất nước phồn vinh, chúng sanh an lạc, hạnh phúc.

Lễ hội Phật Đản là lễ hội lớn nhất trong năm không chỉ là nét đẹp trong văn hóa của người Việt bởi nó được tổ chức ở khắp nơi, bất cứ nơi nào có Chùa cũng treo cờ Phật giáo, cũng tổ chức các khóa lễ, các hoạt động Phật sự cho các tín đồ tăng ni, Phật tử.

Lễ Vu Lan: Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày báo hiếu của các đệ tử Phật, đồng thời cũng là ngày các hành giả an cư đối thú Tự tứ, tăng thêm Hạ lạp, hoàn thành việc tu học trong ba tháng kiết hạ. Đây là một truyền thống hiếu đạo tốt đẹp, mang đậm nét đạo đức của Phật giáo, đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người trong gia đình và xã hội, thể hiện tính nhân bản sâu sắc của Phật giáo và mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với muôn loài và với môi trường sống chung quanh. Đối với các gia đình Việt Nam thì họ tổ chức lễ này tại nhà với truyền thống là ngày xá tội vong nhân, người nhà đã khuất ở thế giới bên kia có thể trở về nhà để thụ lộc của con cháu và nhận những quà của con cháu trên dương thế gửi xuống cõi âm cho người thân của mình.

Các lễ hội của Phật giáo là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của của Phật giáo tại Việt Nam, tuy nhiên với các hình thức tổ chức như hiện nay mới chỉ đảm bảo được việc thực hiện này trong khuôn khổ các giá đình Phật tử, trong phạm vi các thành hội Phật giáo, tỉnh hội Phật giáo mà chưa có một chủ đề, chương trình lớn hơn để định hướng quy chuẩn về việc tổ chức để nó trở thành một đặc trưng của văn hóa một cách rõ nét. Dĩ nhiên do đặc thù của các tông phái khác nhau và các đặc điểm vùng miền có thể sẽ có

những hình thức hơi khác biệt nhưng vẫn phải đảm bảo tín thống nhất trong toàn giáo hội Phật giáo của quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 71)