Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận vă n:

1.3.4.2 Trung Quốc

Trung Quốc vốn có tiềm năng du lịch của một quốc gia rộng lớn, có nền văn minh lúa nước được tính là một trong những cái nôi của các nền văn minh thế giới cùng với đặc điểm lịch sử và văn hoá Phương Đông mang tính thần bí và có những địa điểm du lịch thực sự hấp dẫn du khách đặc biệt việc phát triển tôn giáo như đạo Phật trong suốt một thời gian dài đã tạo ra các điểm du lịch nổi tiếng như Tây Tạng huyền bí với Phật giáo Mật Tông, Thiếu Lâm tự với Phật giáo Thiền Tông…

Trung Quốc là quốc gia được tính là khởi nguồn của Đạo Phật và các tông phái chính truyền đạo sang các nước thuộc khu vực Châu Á như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…. và chính Phật giáo tại Trung Quốc đã kết hợp với đạo Khổng và đạo Lão hình thành nên các tông phái khác nhau bao gồm 10 tông phái chính: Tỳ Đàm Tông, Thành Thật Tông, Nhiếp luận Tông, Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Luật Tông. Quá trình hình thành và phát triển của các tông phái Phật giáo Trung Quốc luôn gắn liền với lịch sử văn hóa - tư tưởng Trung Quốc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở từng thời đại và mỗi triều đại, sự phát triển của các tông phái Phật giáo Trung Quốc như nước ở trong đại dương, đôi khi lặng lẽ êm đềm nhưng cũng có lúc hưng khởi mãnh liệt. Sự hưng khởi của tông phái này dường như là để bổ túc cho sự suy vi của một tông phái khác và tính đến nay có 3 tông phái chính còn mang tính ảnh hưởng lớn nhất là : Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông.

Các ngôi chùa Trung Quốc mang sắc thái kiến trúc khác biệt khi phối hợp cùng với các đạo phái bản địa, thuật phong thuỷ đã tạo ra các quần thể

kiến trúc đặc sắc đem lại sự say mê và mới lạ đối với du khách đặc biệt là du khách nước ngoài.

Theo thống kê số lượng du khách đến Trung Quốc ngoài đi thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng như Tử cấm thành, Di hoà viên, Vạn lý trường thành, Thập Tam Lăng, Vô Tích, Hàng Châu, Lệ Giang, Côn Minh, Đôn Hoàng… thì địa điểm được chú ý đến nhiều nhất hiện nay chính là Tây Tạng – thủ phủ của Phật giáo Mật Tông và Thiếu Lâm Tự – Phật giáo Thiền Tông. Chính phủ Trung Quốc và các Tăng nhân Thiếu Lâm chú trọng trong việc phát triển và quảng bá các hoạt động du lịch Thiền này cụ thể như việc đưa vào các bộ phim truyền hình các hoạt động Kung fu Thiếu lâm, mở các lớp tập Kung fu Thiếu lâm ở nước ngoài …từ đó đã tạo ra thương hiệu “Thiếu Lâm” và hấp dẫn du khách đến thăm nơi khởi nguồn của Thiền Tông và các hoạt động của Thiền Tông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 50)