Đạo Phật và hoạt động tu thiền của đạo Phật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 61)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.1.3.1 Đạo Phật và hoạt động tu thiền của đạo Phật

Trước hết, chúng ta có thể thấy rằng đạo Phật đã du nhập vào nước ta từ rất sớm và lịch sử đạo Phật, quá trình truyền đạo và sự phát triển của đạo Phật tại Việt Nam đã được trình bày ở chương 1. Các hoạt động Phật giáo luôn gắn với các hoạt động của mỗi dân tộc và đặc biệt trong bất kỳ triều đại phong kiến nào của Việt Nam cũng được các cấp chính quyền quan tâm và phát triển cũng như với chính phủ Việt Nam hiện nay. Với các triết lý và tôn chỉ giáo lý của Đạo Phật không đi ngược lại mâu thuẫn lợi ích của các quốc gia cũng như chính quyền nên nó luôn luôn trường tồn và phát triển.

Với chủ trương tự do tôn giáo của chính phủ Việt Nam hiện nay đặc biệt là với đạo Phật đang được các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đặc biệt lưu tâm. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát huy tốt vai trò dẫn đường, định hướng cho các hoạt động của giáo hội Phật giáo các Tỉnh cùng với các Phật tử trên toàn quốc thực hiện các chương trình hoạt động an sinh xã hội, gây dựng niềm tin với quần chúng nhân dân, phát huy phương châm hoạt động “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”

Đối với sự phát triển của Đạo Phật, chính phủ Việt Nam đã quan tâm không chỉ trên phương diện luật pháp mà về mọi mặt. Tính đến nay, Việt Nam đã thành lập được Ban trị sự giáo hội Phật giáo ở tất cả các Tỉnh thành trên cả nước, hoạt động đào tạo kiến thức Phật học cho các tăng ni cũng được chú trọng. Số lượng trường đào tạo và các tăng ni đang theo học tại Việt Nam như sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng các tăng ni theo học các trƣờng đào tạo

STT Trƣờng đào tạo SL tăng ni

theo học Ghi chú

Hệ đại học 2.773

1 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội 276 Đang học năm thứ 2

2 Học viện Phật giáo tại Tp. Hồ Chí Minh 2025 545 tăng ni vừa tốt nghiệp 2009 3 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế 411 169 tăng ni vừa

tốt nghiệp 2009 4 Học viện Phật giáo Nam tông - khơme 61

Hệ cao đẳng 1.472

1 - Cao đẳng Phật học Tp. Hồ Chí Minh: 1250 690 tăng ni mới tốt nghiệp 2009

2 - Cao đẳng Phật học Tp. Hà Nội 49

3 - Cao đẳng Phật học Thừa Thiên Huế 36 Đã tốt nghiệp

4 - Cao đẳng Phật học Lâm Đồng. 37

5 - Cao đẳng Phật học Bà Rịa - Vũng Tàu 50

6 - Cao đẳng Phật học Bạc Liêu 50

Hệ trung cấp 4.245

1 Miền Nam: 22 trường 2 Miền Bắc : 06 trường

Du học sinh đạo tạo Phật học tại nƣớc ngoài

100

Tổng cộng 8.590

Như vậy, việc đào tạo các tăng ni để tạo thành một hệ thống của giáo hội Phật giáo Việt nam đồng thời cũng đem lại sức mạnh truyền bá đến các Phật tử thông qua các tăng chúng có kiến thức Phật học, có kinh nghiệm tu tập đồng thời hòa nhập với đạo Phật tại các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Auxtralia, Myanma…

Ngoài sự phát triển đào tạo các thế hệ tăng ni tại Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương cùng nhân dân luôn chú trọng trùng tu các ngôi chùa tại các địa phương, tổ chức các lễ hội để tôn vinh và nhắc nhở các thế hệ nhớ về các sự nghiệp và công lao của Đức Phật, các Tổ thiền và những Đại đức có công lao đóng góp cho sự phát triển của Đạo Phật tại Việt Nam.

Sự quan tâm của chính quyền và nhân dân đã đem lại kết quả rõ nét nhất thông qua việc phục hưng lại dòng Thiền Tông Việt Nam với dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trân Nhân Tông khai sáng và hợp nhất ba dòng thiền thời đó. Các Thiền viện phái Trúc lâm Yên Tử ở các Tỉnh đã được đầu tư và mở rộng, các ngày lễ giỗ Tổ : Trúc Lâm Tam tổ, Phật hoàng Trần Nhân Tông được chú trọng tổ chức để tưởng nhớ đến các công ơn của các ngài. Hiện nay, các thiền viện lớn của phái Thiền Tông Trúc Lâm Yên Tử đã được lập tại các nơi sau:

- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Tỉnh Quảng Ninh - Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Tỉnh Vĩnh Phúc - Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Lâm Đồng

- Thiền viện Bát Nhã – Lâm Đồng - Thiền viện Trúc Lâm Bạch mã – Huế - Thiền viện Thường chiếu – Đồng Nai - Thiền viện Chơn không – Vũng Tàu….

Các Thiền viện này đã là nơi tổ chức các hoạt động Phật sự cho tăng ni và Phật tử, nhân dân trong vùng. Các hoạt động chính của thiền viện là quản lý các hoạt động tu tập của các tăng ni, hoằng pháp cho nhân dân và Phật tử.

Các Phật tử đến nghe giảng pháp, nghe giảng kinh, tu tập để cầu an và mong muốn giải thoát cho tâm hồn. Các hoạt động tu tập thiền định được tổ chức thường xuyên và có chương trình cụ thể, một số các thiền viện lớn đã lập trang web riêng và đưa các thông tin chương trình tu tập, các hoạt động Phật sự lên đó để tiện cho các Phật tử theo dõi và đăng ký cũng như cập nhật các kiến thức về Phật giáo, các bài luận, bài pháp của các đại đức viết và giảng ở trên đó như Thiền viện Sùng Phúc (www.tvsungphuc.net), Thiền viện Thường chiếu (thuongchieu.net), thientongvietnam.net, phattuvietnam.net…. và rất nhiều các trang web của các thiền viện theo dòng thiền Việt Nam tại nước ngoài để tham khảo.

Tại khu vực phía Bắc, các thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Sùng phúc, Thiền viện Trúc Lâm Tây thiên ….đều có các khóa tu thiền 1 ngày, 3 ngày và hàng tháng, hàng năm. Các Phật tử có thể đăng ký trực tiếp với thiền viện để thu xếp lịch tu tập. Thông thường các lịch tu tập một ngày gồm các hoạt động sau:

Chƣơng trình tu học 1 ngày của Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên

7h30 : Phật tử vân tập về thiền viện

8h00 : Khóa lễ sam hối 6 căn và tụng tam quy ngũ giới 9h30 – 11h00 : Sinh hoạt Phật Pháp 11h15- 12h00 : Thọ trai 13h00-14h00 : Chỉ tịnh 14h30 – 15h00 : Tọa thiền 15h30 đến 16h00 : Sinh hoạt Phật pháp 16h30 : Hoàn mãn

Ngoài chương trình tu học một ngày cho các Phật tử có ít thời gian, các hoạt động tu tập hàng năm như các đạo tràng an cư kiết hạ thông thường kéo dài tư 1 đến 3 tháng được thực hiện liên tục và chương trình tu tập cụ thể và

Theo báo cáo của Giáo hội Phật giáo Việt nam, các khóa đạo trang an cư kiết hạ năm 2009 đã tổ chức ở nhiều nơi và thu hút rất đông tăng ni, các học giả nghiên cứu, các Phật tử tham gia với mục đích để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tòng lâm, phát triển Tam vô Lậu học, lợi lạc quần sinh. Năm 2009, cả nước có 49/53 đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức An cư Kiết hạ, có 30.479 Tăng Ni an cư từ ngày 15/5 đến 15/7 âm lịch. Trong đó: 21.843 Tăng Ni an cư tập trung (nội thiền) và 782 Tăng Ni an cư tại chỗ (ngoại thiền), có 7.854 Chư Tăng Nam tông an cư từ ngày 15/6 đến 15/9 âm lịch.

Sự phát triển của đạo Phật hiện nay tại Việt Nam có thể đánh giá đang ở giai đoạn phát triển thịnh vượng, các hoạt động của đạo Phật đều hướng con người đến cuộc sống chân - thiện - mỹ, và các vấn đề xã hội rất quan tâm trong đó phải kể đến các hoạt động trợ giúp giáo dục, định hướng cho các thanh thiếu niên trong quá trình hội nhập với nền kinh tế mà các giá trị tinh thần để giữ đạo đức trong cư xử là yếu tố cấu thành nên giá trị xã hội. Nhằm đáp ứng các vấn đề này và nhu cầu của rất đông các gia đình Phật tử, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chỉ đạo các Thiền Viện lập các lớp học khóa tu cho các thanh thiếu niên, các hội trại hè Phật tử, các Phật tử có nhu cầu tu tập và

Ảnh 2.1: Các học sinh được các gia đình gửi lên tu thiền trong dịp hè tại Thiền viện trúc lâm tây Thiên trên đường lên dự khóa lễ Sám hối

các hoạt động này thực sự là nền tảng cho các hoạt động du lịch Thiền sau này. Hoạt động nổi bật nhất tại phía bắc trong việc hoằng pháp thông qua các khóa tu chính là Thiền Viện Sùng Phúc, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và tại chính Chùa Quán Sứ - Trụ sở chính của giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hoạt động tu thiền hoặc đơn giản hơn các phương pháp tọa thiền đã được quảng bá thông qua nhiều chương trình thông tin đại chúng, có những phương pháp tọa thiền theo Phật giáo, có các phương pháp tọa thiền yoga và đều được phổ biến đến mọi người thông qua báo chí, đài truyền hình, internet và không phân biệt đối tượng dù là người lao động tay chân hay lao động trí óc. Một số chủ các doanh nghiệp sau khi được thực hành thiền đã chủ động thành lập thiền thất và mời các thượng tọa về giảng pháp cho toàn bộ nhân viên của mình cụ thể như theo lời cầu thỉnh của chị Trần Thị Lý và anh Nguyễn Thanh Việt, đồng chủ tịch Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông. Ngày 11/4/2009, Đại đức Thích Tâm Chánh phó trụ trì cùng chư Tăng thiền viện Sùng Phúc đã đến khu đô thị mới Cầu Giấy để hướng dẫn tu tập cho khoảng 60 Phật tử là nhân viên thuộc 7 công ty . Các công ty gồm:

1. Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông 2. Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng INTRACOM.

3. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị và KCN. 4. Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Pung INTRACOM. 5. Công ty TNHH Khải Minh.

6. Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp Vận tải. 7. Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Hạ tầng.

Hoạt động tu thiền của các nhân viên các công ty này bước đầu đánh dấu nhu cầu tu tập và tạo ra nhu cầu thực sự cho các hoạt động du lịch Thiền bởi chính các nhân viên của các công ty sẽ có nhu cầu thực hành và cảm nhận

giảng sư uyên thâm Phật pháp về các nội dung khác nhau, đi thăm các nơi là di tích của đạo Phật…. và đây là nhu cầu cơ bản của chính việc tạo ra nhu cầu cho hoạt động du lịch Thiền mà các doanh nghiệp lữ hành có thể căn cứ để thực hiện thiết kế, xây dựng và tạo ra các chuyến du lịch thiền.

Cũng như các hoạt động truyền thông để phổ biến của các quốc gia khác về đạo Phật, các ấn phẩm để hoằng pháp và quảng bá Phật giáo đã được giáo hội Phật giáo quan tâm và mọi người có thể thấy trên tất cả các danh mục sách của các nhà xuất bản, các đầu sách được trưng bày bán tại các hiệu sách đều có rất nhiều các sách, tài liệu liên quan đến đạo Phật từ các sách hướng dẫn để phổ biến các kiến thức căn bản của đạo Phật cho Phật tử đến các sách chuyên ngành khảo cứu các kinh Phật cho các tăng ni, các phương pháp tu thiền….Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu, tham khảo các tài liệu của các học giả nước ngoài về đạo Phật và thiền định các nhà xuất bản cũng xin giấy phép và dịch các tài liệu của các nhà nghiên cứu, các thiền sư nổi tiếng như: Thiền luận của Daisetz Teitaro Suzuki; Tâm Tĩnh Lặng của Achaan Chah, các sách của Osho….. và nổi bật nhất trong các ấn phẩm là sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Trụ trì tăng thân Làng Mai.

Ngoài các ấn phẩm dưới dạng sách và kinh Phật, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng khuyến khích các ấn phẩm khác đặc biệt là các chuyên san và tạp chí, các trang web …. Nổi bật nhất là các tạp chí được phổ biến như:

+ Tạp chí Văn hóa Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay đã xuất bản được 78 số, mỗi số 10.000 quyển. Với nội dung phong phú, hình thức trang nhã đã thu hút được đông đảo đọc giả Tăng Ni, Phật tử, các nhà Nghiên cứu, học giả quan tâm.

+ Báo Giác ngộ: Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ đăng tải, đưa tin các mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diện Quận, Huyện, Thị, Thành hội Phật giáo thuộc tỉnh,

các Phường xã, các Tự viện trong cả nước. Hiện nay, tuần báo xuất bản đến số 496, mỗi số 12.000 quyển; Nguyệt san 161 số, mỗi số 7000 quyển. Các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức.

+ Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện Viện NCPH, Tạp chí Khuông Việt của Học viện PGVN tại Hà Nội là những tờ tạp chí với chủ trương đăng tải nghiên cứu các công trình Phật học đang được giới nghiên cứu quan tâm.

+ Bên cạnh đó các tờ Nội san Phật học của các Tỉnh, Thành cũng đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự các Tỉnh, Thành. - Đồng Nai: Thiền viện Thường Chiếu xuất bản Tuệ Trung Thượng sĩ, Trúc Lâm Tam Tổ, Hai Quãng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm tác giả Hòa thượng Thích Thanh Từ; Gương hạnh người xưa, Hành hương hoa hạ, Niềm vui mùa an cư của Hòa thượng Thích Nhật Quang v.v…

- Khánh Hòa: Phát hành Nội san Quảng Đức - Đaklak: Xuất bản Nội san Vô Ưu

- Ninh Thuận: Nội san Hoa Từ được ấn hành mỗi năm 3 số. - Đak Nông: Nội san của Tỉnh được ấn hành 3 số trong năm. - Bình Dương: Ấn hành Nội san Hương Sen.

- Thừa Thiên Huế: Ấn hành Nội san Trung tâm Liễu Quán – Huế. + Các trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Bạc Liêu, Long An…của các thiền viện đã đi vào hoạt động hữu hiệu, truyền tải được những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội, của thế giới và các Phật tử … đến đọc giả một cách nhanh nhất. Do vậy, số lượt người vào trang web ngày càng tăng.

hợp nhất sự phát triển và hoằng pháp thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các hoạt động Phật sự đã góp phần vào các hoạt động kinh tế, xã hội trong đó phải kể đến việc giáo dục đạo đức cho Phật tử, tạo ra lối sống lành mạnh, tạo ra sự lớn mạnh của đạo Phật tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần phát triển hơn nữa mới có thể tạo tiền đề để có thể khai thác phục vụ du lịch Thiền như: tăng cường gửi các tăng ni, du học sinh học tập tại các thiền viện nước ngoài để có điều kiện sử dụng các ngôn ngữ khác nhau phục vụ cho hoạt động trao đổi giáo pháp với các quốc gia khác chưa kể việc học các ngôn ngữ văn bản gốc của đạo Phật như chữ Phạn, Pali để nghiên cứu một cách thấu đáo các bản gốc. Đẩy mạnh các hoạt động Phật sự hơn nữa và thiết thực để tạo tiền đề cho nhu cầu tu tập của Phật tử và là nhu cầu cho các hoạt động du lịch Thiền nội địa ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)