Nhu cầu của khách hàng nội đị a:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận vă n:

2.4.1 Nhu cầu của khách hàng nội đị a:

Nhu cầu đi du lịch đối với mọi người đều tồn tại và mong muốn đó đã được các nhà nghiên cứu du lịch, các nhà kinh doanh lữ hành đưa từ thực tiễn vào lý luận rồi quay ngược trở lại thực tiễn rất nhiều lần để có thể phân loại đánh giá các nhu cầu đi du lịch của du khách. Đối với các quốc gia có nền kinh tế thị trường đang phát triển và phát triển, nhu cầu đi du lịch của cư dân là rất lớn và thông thường tập trung vào động cơ đi du lịch và từ đó phân loại thành các loại hình du lịch: du lịch tham quan, khám phá các địa điểm phong cảnh thiên nhiên, các nền văn minh, các đặc trưng văn hóa; du lịch nghỉ

dưỡng, du lịch thăm thân, du lịch MICE, lễ hội, tôn giáo . Các nhu cầu này đều được xác định rõ ràng theo mục đích của chuyến đi.

Trong một vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7%/năm, thu nhập của người dân tăng cao, các nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn trong đó có nhu cầu đi du lịch của nhân dân nói chung. Điểm đến của các du khách nội địa hiên nay tập trung vào các điểm du lịch mang tính chất nghỉ dưỡng, tham quan và lễ hội là lớn nhất, các mục đích du lịch khác chiếm tỷ lệ ít hơn.

Riêng đối với nhu cầu du lịch Thiền thì nhu cầu của du khách nội địa chưa rõ ràng bởi việc hình thành các khái niệm của du khách về hình thức này còn chưa có, ngay chính trong ngành du lịch đối với hoạt động này cũng chưa hoàn toàn hiểu rõ về nhu cầu này. Trước hết, nhu cầu có thể nhận thấy đối với hình thức du lịch này thông qua sự thể hiện rõ nét của các du khách phản ánh với các tổ chức kinh doanh dịch vụ lữ hành như:

- Nhu cầu tập thiền tại các Thiền viện mà chưa có đơn vị nào tổ chức; - Nhu cầu nghỉ dưỡng giải trí kết hợp với tập Yoga;

- Nhu cầu trải nghiệm các hoạt động thư giãn mang tính chất triết lý thiền như trà đạo, spa....

Qua thực tế thực địa tại các thiền viện và quan sát các lớp tu tập thiền, thực địa tại các lớp Yoga và trao đổi với các tri khách, phụ trách đăng ký lớp học đều nhận thấy độ tuổi học tu thiền thì phần lớn là người già và lứa tuổi trung niên, và các lớp tập yoga phần lớn là phụ nữ trẻ và trung tuổi. Nguyên nhân chính là do sự tiếp cận đến các hoạt động của đối tượng này một cách chủ động đồng thời cũng là từ nhu cầu nội tại của bản thân họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện để phát triển du lịch Thiền (Zen Tourism) ở Việt Nam (Trang 79)