Khái quát về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa của Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

2.1.1. Đánh giá chung về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa

Giai đoạn 2001-2005, hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các Công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các Công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm.

Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các Công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển.

Cơ cấu hàng chỉ định và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Giai đoạn 2006-2012, thị trường dịch vụ vận tải quốc tế phát triển và chuyển biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận tải quốc tế, số vốn và tay nghề hạn chế, trong đó có khoảng 18% là Công ty Nhà nước, 70% là Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, 0% là các đơn vị chưa có giấy phép và 2% Công ty do nước ngoài đầu tư vốn. Như vậy, các doanh nghiệp vận tải tư nhân đang chiếm ưu thế, một số doanh nghiệp của Nhà nước lại chịu sự quản lý của các Bộ, ngành khác nhau nên hoạt động đơn lẻ, tách rời nhau, cạnh tranh để giành giật khách hàng. Đối trọng là các Công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, ngành dịch vụ vận tải quốc tế tại Việt Nam đang bị yếu thế khi thị phần của các Công ty nước ngoài chiếm đến 70%.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)