Về nguồn vốn: Nguồn vốn là một trong những vấn để quan trọng nhất khi nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, tài sản của Công ty có giá trị rất lớn và thời gian khấu hao nhanh: các phương tiện vận tải, kho bãi,...chính vì vậy để có một cơ cấu vốn ổn định, bên cạnh việc huy động từ nguồn vốn vay, Công ty nên mở rộng hình thức huy động vốn bằng cách thuê tài sản, như vậy công ty sẽ hạn chế được những rủi ro từ sự biến động của lãi suất cũng như làm tăng đòn bẩy tài chính hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu.
Về hoạt động kinh doanh: Ngoài các nghiệp vụ truyền thống và mang lại doanh thu chính cho Công ty như: giao nhận hàng hóa, kinh doanh kho bãi và làm đại lý hải quan với những công việc như: Lập tờ khai hải quan, gửi kèm bộ chứng từ và nộp thuế xuất nhập khẩu, Công ty có thể mở rộng một số nghiệp vụ kinh doanh mang lại thu nhập cao như: ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển phát nhanh, môi giới thuê tàu, tư vấn tuyến đường, đại lý bốc xếp, cho thuê lại phương tiện vận tải.
Về phạm vi hoạt động: Công ty cần mở rộng quy mô hoạt động ra các tỉnh thuộc miền Trung, ngoài chi nhánh chính tại Hải Phòng và 7 chi nhánh ở Lào Cai, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình Dương... Công ty cũng nên chú trọng đầu tư vào một số chi nhánh ở các tỉnh có nhu cầu vận tải lớn như ở Khánh Hòa đây là khu vực hoạt động của nhiều khu công nghiệp lớn, các hoạt động lưu chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên hay một số tỉnh gần cửa khẩu như Lạng Sơn, Quảng Ninh...nơi gần các cửa khẩu với khối lượng hàng hóa trung chuyển lớn, tại Thái Nguyên nơi có
Về đối tác: Ngoài các khách hàng đã có mối làm ăn, hợp tác và gắn bó lâu dài, Công ty cũng cần mở rộng thị trường khách hành thông qua tìm kiếm những khách hàng mới không chỉ trong nước mà còn ở các nước ngoài, cần đặt quan hệ trực tiếp với những hãng tàu để tránh qua các trung gian, đại lý như: APL, WANHAI, HYUNDAI, RCL. Theo đó, năm 2010 Công ty APL mở tuyến container đầu tiên trực tiếp giữa Mỹ và Việt Nam, điều này giúp cho hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển trực tiếp đến Mỹ và các nước châu Âu mà không phải trung chuyển qua các cảng trung gian, từ đó tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, Công ty không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, đảm bảo uy tín mà còn cần có những chính sách hậu mãi, ưu ái thông qua các hình thức như chiết khấu, tặng quà, thanh toán chậm, theo đó Công ty không chỉ giữ vai trò là người vận chuyển mà còn là người tư vấn với mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Đối với các khách hàng tiềm năng, Công ty cần chú trọng tới các hoạt động marketing, giới thiệu, chủ động tìm kiếm khách hàng.
Về tính thời vụ: Tính thời vụ của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy trong nền kinh tế thị trường muốn hạn chế được tính thời vụ thì Công ty phải có được sự tín nhiệm của khách hàng, phải ký được hợp đồng ủy thác giao nhận dài hạn với lượng hàng lớn.
Về hoạt động: Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp vận tải. Trong những trường hợp khó khăn, người vận tải vừa đóng vai trò là người vận chuyển nhưng có thể cũng đồng thời là người gom hàng khi hàng hóa khan hiếm, là đại lý thậm chí là nhà phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Vì vậy, để ứng phó với những biến động kinh tế khó lường, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp làm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa nói riêng cần có sự linh hoạt trong nghiệp vụ, mở rộng và đa dạng các lĩnh vực kinh doanh.