Thực trạng kết quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

1.3.2.1. Thực trạng hoạt động của Công ty.

Với bề dày lịch sử, Vietfracht đã xây dựng được thương hiệu vững mạnh trong giới vận tải, trở thành một trong những đơn vị anh hùng và nhận được sự tin cậy của các đối tác. Bên cạnh đó, Công ty Công ty có một tiềm lực tài chính vững mạnh, các mối quan hệ khách hàng lâu năm, khả năng hỗ trợ có hiệu quả giữa các mảng hoạt động của Công ty...Hơn nữa, điều kiện kinh tế trong dài hạn có nhiều thuận lợi cho phát triển của hoạt động đại lý tàu biển, sự phát triển của hoạt động ngoại thương, đóng tàu, vận tải biển...và không thể không kể tới nhu cầu đang gia

Quá trình phát triển của Vietfracht là một quá trình phát triển liên tục, với nhiều thành tựu nổi bật, cũng như những khó khăn, biến động nhất định. Dưới đây là kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006- 2012

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietfracht giai đoạn 2006- 2012

Đơn vị: 10^9 VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu 156.8 171 252 262.11 297.47 360.88 373.74 LN trước thuế 21.8 36 33 16.71 25.74 114 2.706 LN sau thuế 33.88 31.99 4.56 14.28 22.71 74 1.98 ROE 4.58% 19.0% 15.84% 7.3% 10.88% 21.54% 1.03%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietfracht năm 2006-2012

Trong khi nhiều doanh nghiệp vận tải biển phải bán tàu trả nợ do chi phí vốn vay quá lớn, Vietfracht là một trong những Công ty có kết quả kinh doanh khả quan khi mà lợi nhuận trước thuế 7 năm liên tiếp đều dương. Tuy nhiên trong giai đoạn 2008-2009, mặc dù doanh thu tăng hơn 10 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 8 tỷ đồng, nguyên nhân là do lạm phát tăng cao, một mặt làm cho các mức lãi suất tăng từ đó làm đẩy chi phí vốn vay, mặt khác làm cho giá các nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, tăng chi phí giá vốn, khiến cho lợi nhuận sụt giảm một cách nghiêm trọng. Lạm phát do chi phí đẩy kết hợp với mức lãi suất tăng cao làm cho giá đồng ngoại tệ tăng mạnh, trong khi thanh khoản bằng đồng USD gặp khó khăn làm cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam có những nút thắt đối với cả hoạt động xuất và nhập khẩu.

Đứng trước những thách thức đó, nhiều Công ty vận tải đã thực hiện chính sách thu hẹp quy mô nhằm cắt giảm chi phí. Tuy nhiên Ban Giám đốc của Công ty đã quyết định mở rộng các chi nhánh và Công ty con cả về quy mô, số lượng và địa bàn. Hoạt động của Công ty đa bao phủ toàn bộ các địa bàn trọng yếu về vận tải và ngoại thương trên cả nước. Không dừng lại ở đó, Vietfracht không ngừng nâng cấp và tăng cường khả năng chuyên chở, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động đại lý tàu biển. Năm 2008, Công ty đã đầu tư thêm 1 tàu vận tải trên 240 tỷ đồng. Sang năm 2010, Công ty đã mua và khai thác hiệu quả tàu “ Thăng Long”,

tải trọng 9000DWT bằng nguồn vốn thương mại, đây là một thành công lớn của công ty trong việc tận dụng giá tàu xuống thấp và phát triển năng lực vận tải. Năm 2011, Công ty đưa vào khai thác con tàu mang tên Blue Lotus, trọng tải 14187 DWT.

Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù hoạt động giao nhận của Công ty không có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng Công ty đã khai thác khá tốt hệ thống kho bãi dưới hình thức cho thuê lại để chứa hàng tồn kho. Đây được coi là một trong những quyết định mang tính linh hoạt, tận dụng tối đa khấu hao tài sản cố định, mang lại nguồn thu cho Công ty với chi phí thấp nhất. Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh của Công ty trên các lĩnh vực chính.

Bảng 1.2. Tình hình doanh thu của Vietfracht trên các lĩnh vực chính.

Đơn vị: 10^9 VND Lĩnh vực Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vận tải biển 45.8 57.348 42.297 82.715 103.333 98.764 100.4 Giao nhận vận tải 16.83 26.401 16.668 62.036 91.372 92.653 120.3 Môi giới hàng hải 89 52.053 87.425 89.933 40.456 89.423 90.3 Đại lý tàu biển 4.592 6.069 6.223 8.347 8.048 8.003 9.45 Kinh doanh kho bãi 20.24 29.972 36.2 43.331 49.615 49.665 53.34

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006- 2012

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh, chúng ta có thể thấy, mặc dù gặp rất nhiều những khó khăn do tình trạng „hàng cạn, tàu thừa‟ nhưng lĩnh vực hoạt động chủ chốt của Công ty như: môi giới hàng hải, vận tải biển vẫn mang lại cho Công ty mức doanh thu lớn. Đối với hoạt động vận tải biển, bên cạnh việc khai thác các tuyến đường chính như :

• Băng Cốc- Hồ chí Minh. • Hồ Chí Minh – Pendulum.

• Hàng đi Inchon- Hàn Quốc, Nam Trung Quốc chuyển tải tại Hồng Kông Công ty cũng đáp ứng nhu cầu thuê tầu chuyến và chuyên tuyến đi hầu khắp các khu vực trên thế giới. Với vai trò là đại lý tàu biển, Vietfracht đã và đang hợp tác với các hãng lớn trên thị trường như tập đoàn APL/NOL, mở rộng thị phần cho Công ty CSS với tập đoàn NOL...nhằm thiết lập mạng lưới cung cấp và dịch vụ hoàn hảo. Bên cạnh đó, Công ty đang và tiếp tục đóng vai trò là đại lý tại Việt Nam cho một số hãng tàu vận chuyển container lớn trên thế giới như: Kline, Heung – A Shiping, LTD (Đài Loan)...Số lượng đông đảo các đối tác có quy mô rộng khắp đã đóng góp một phần quan trọng trong việc khẳng định uy tín và chỗ đứng của Công ty trên thương trường.

1.3.2.2. Những khó khăn của Công ty

Những khó khăn chung của ngành vận tải

Thứ nhất, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng gặp không ít những trở ngại về cả số lượng, giá trị và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu. Theo đó, thị trường vận tải biển cũng không nằm ngoài những khó khăn chung đó khi chỉ số vận tải BDI tính trung bình trong giai đoạn 2008-2013 năm sau đều giảm so với năm trước.

Thứ hai, các chi phí vận tải đều tăng do ảnh hưởng của chính sách tỷ giá và giá dầu thế giới tăng mạnh: chi phí nhiên liệu, bảo hiểm, sửa chữa, tiền lương, đặc biệt sự biến động của giá dầu thế giới buộc các Công ty hạ giá cước vận tải để cạnh tranh.

Thứ ba, nguồn vốn của Công ty chịu rủi ro cao khi lãi suất và tỷ giá ngoại tệ được luôn có sự biến động, làm tăng chi phí vốn vay và lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp

Những khó khăn từ phía doanh nghiệp

Công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì quan hệ đại lý với các hãng tàu. Trước những biến động của nền kinh tế thế giới, hàng loạt các hãng tàu đã bị phá sản dẫn tới sự sụt giảm đáng kể trong mảng đại lý thuê tàu biển. Song song với sự suy giảm của một số nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa giảm làm cho sự cạnh tranh khách hàng giữa các hãng tàu

không chỉ diễn ra trong nước mà còn với các hãng tàu có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn, điều này buộc các hãng tàu phải giảm giá cước để giành thị phần,...như vậy Công ty đã gánh chịu những thiệt hại nặng nề tính trên cả giá trị và khối lượng vận chuyển.

1.3.2.3. Những biện pháp mà Công ty đã thực hiện trong thời gian qua

Phát triển nguồn nhân lực

Để có được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và lực lượng thuyền viên có chất lượng, bên cạnh việc xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút và giữ chân người tài, lãnh đạo đã và tiếp tục quan tâm đến việc tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có bằng việc mở các lớp học nghiệp vụ và tiếng Anh cho các cán bộ giỏi và có kinh nghiệm được thừa nhận bởi các hiệp hội chuyên ngành trực tiếp giảng dạy và truyền đạt.

Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics

Ngoài vận tải biển, dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trong những năm khó khăn của vận tải biển vừa qua, mảng kinh doanh này đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của Công ty. Nhận thức được xu thế phát triển của dịch vụ logistics, song song với việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, Công ty rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi, phương tiện vận tải: Công ty đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động kho bãi tại Hưng Yên với số vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở logistic ở các địa bàn kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng TP. Hồ Chí Minh...

Tăng cường năng lực tài chính cho Công ty

Kinh doanh vận tải biển và đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác dich vụ logistics là hai lĩnh vực cần vốn đầu tư rất lớn. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần từ tháng 10/ 2006 đến nay quy mô vốn điều lệ của Công ty không thay đổi (150 tỷ đồng). Thời gian qua, bằng các nguồn vốn tự có hình thành từ Quỹ đầu tư phát triển, tái cơ cấu tài sản, Vietfracht đã tích lũy và sử dụng trên 6.5 triệu USD để nâng cấp và mua thêm 3 con tàu. Hiện nay đội tàu của Công ty đang hoạt động khá tốt và sẽ có những bước đột phá dưới góc độ tài chính khi thị trường vận tải biển đang có dấu hiệu phục hồi và đi lên. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng cường năng lực tài chính thông qua các phương án huy động vốn hiệu quả và tiếp tục rà soát, tái cơ cấu các tài sản để tập trung cho lĩnh vực kinh doanh chính với mục tiêu đem lại lợi ích cao hơn cho các cổ đông, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đóng góp nhiều hơn nữa cho cộng đồng...

Bảo vệ lợi ích và quyền lợi cho cổ đông và nhà đầu tư

Thể hiện trách nhiệm bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và nhà đầu tư, bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh công bố thông tin đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động và quản lý, đứng trước tình hình thị trường chứng khoán không thuận lợi và thị giá Cổ phiếu của Công ty suy giảm, chưa phản ánh đúng giá trị thực của Công ty, HĐQT Công ty đã kịp thời thông qua nghị quyết mua 1.125.000 Cổ phiếu Công ty làm cổ phiếu quỹ. Đây là một quyết định nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của cổ đông và nhà đầu tư.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử trong hoạt động và quản lý Công ty

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ điện tử trong kiểm đếm và đánh giá chất lượng hàng hóa, Công ty cũng đang nâng cấp hệ thống thông tin quản lý nội bộ nhằm triển khai phần mềm VINACS/VICIS rộng rãi đối với tất cả các chi nhánh, ngay cả những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn như Quảng Ninh, Quy Nhơn...

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)