Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu trong vài thập niên qua đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, đòi hỏi các ngành sản xuất và doanh nghiệp cũng phải mang tính toàn cầu hóa. Theo đó,

giới hạn trong biên giới hành chính nữa, khi mà những ngành dịch vụ làm ra giá trị gia tăng ngày một lớn hơn thì chuỗi vận tải quốc tế toàn cầu phải giảm chi phí cho một số sản phẩm và được người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận. Để thực hiện hóa mục tiêu toàn cầu hóa kinh tế, các cơ quan Nhà nước chính là đại diện của quốc gia trên trường quốc tế, là cơ quan cao nhất để hoạch định đường lối và chiến lược phát triển đất nước, chính vì vậy mà mỗi chính sách hỗ trợ được phép từ phía Nhà nước sẽ mang lại những hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với các doanh nghiệp.

Về quản lý: Cần hoàn thiện và thực hiện đầy đủ các luật và văn bản dưới luật của ngành Giao thông vận tải. Hiện nay, ngành Giao thông vận tải có Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa Việt Nam và Luật Đường sắt Việt Nam, và có các Nghị định có liên quan, trong đó nổi bật là Nghị định về Vận tải đa phương thức số 87/NĐ-CP ngày 19/10/2009 và 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011. Các văn bản pháp luật này điều chỉnh các hoạt động vận tải quốc tế liên quan đến vận tải . Ngoài ra, còn có các Điều ước quốc tế về giao thông vận tải mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như các Hiệp định ASEAN, Hiệp định các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng, Hiệp định song biên và đa biên với các nước láng giềng trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới. Bên cạnh đó là các cam kết trong WTO và ASEAN về dịch vụ Giao thông vận tải. Các Hiệp định và cam kết này cần được phổ biến và hướng dẫn kịp thời tới các doanh nghiệp vận tải giao thông và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế của Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động ở nước ta nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện và mang lại lợi thế kinh doanh . Nghị định về vận tải đa phương thức cũng cần được xem xét sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh vận tải hiện nay . Các chính sách phát triển vận tải và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cần có ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp vận tải và cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế. Việc thường xuyên kiểm tra sau cấp phép, nổi bật là vận tải đa phương thức, cần được tiến hành nghiêm túc.

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Cần xây dựng cơ sở giao thông vận tải đồng bộ, tận dụng kết cấu hạ tầng hiện có kết hợp với phát triển mới. Mặc dù “Việt Nam đã đầu tư công rất lớn vào hạ tầng cơ sở. Tuy vậy, hạ tầng liên quan đến thương mại vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu. Từ góc độ năng lực cạnh tranh

thương mại, tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam đang bị hạn chế nghiêm trọng bởi hạ tầng và kết nối giao thông yếu kém. Trong số các vấn đề cản trở cần phải kể đến các hành lang giao thông hạn chế trong kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và vận tải quốc tế thấp”. Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra khuyến nghị về chính sách với Chính phủ Việt Nam là “ Cần phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải quốc tế ”, trong đó kết cấu hạ tầng giao thông có hạ tầng đường bộ và cảng biển , đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ vận tải quốc tế thương mại vì hiện nay khoảng 75% hàng hoá lưu chuyển Bắc – Nam được chuyên chở bằng đường bộ và khoảng 90% hàng hoá xuất nhập của Việt Nam được tiến hành thông qua đường biển. Để phát huy công suất của cảng biển, nhất là các cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải, cần nhanh chóng hoàn thiện đường nối với các cảng, giải quyết tốt khâu hậu cần sau cảng và cải thiện tuyến đường sông nhằm tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá vào ra cảng được kịp thời với giá thành thấp , qua đó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất nhập khẩu . Đây cũng là cách tốt nhất để tận dụng hết khả năng và phát huy ngay kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

Về phát triển vận tải đồng bộ, đặc biệt là vận tải đa phương thức, cần kết hợp vận tải với an toàn giao thông. Hiện nay, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa 5 phương thức vận tải dưới sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Chính vì vậy, vận tải đa phương thức chưa được phát triển ở nước ta, kéo theo đó là sự hạn chế vận tải quốc tế thương mại phát triển. Một số những nghiên cứu áp dụng các giải pháp giúp nâng cao năng lực vận tải, giảm chi phí vận tải đi đôi với an toàn giao thông, nhất là giao thông đường bộ cần được lưu ý như: giải pháp xem xét khuyến khích vận tải container Bắc – Nam bằng tàu ro-ro…Đồng thời, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vận tải đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu vận tải nội địa và quốc tế (biển, bộ, sắt, sông và hàng không) của vận tải quốc tế thương mại.

Về phát huy vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Hiện nay, ở nước ta đã thành lập các hiệp hội ngành nghề có liên quan tới giao thông vận tải và vận tải quốc tế thương mại. Các hiệp hội ngành nghề chính bao gồm Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ vận tải quốc tế (VLA), Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội chủ tàu Việt Nam , Hiệp hội đại lý môi giới hàng hải Việt Nam , Hiệp hội vận tải ô tô

Việt Nam… Các hiệp hội ngành nghề có tiếng nói quyết định trong việc phát triển dịch vụ vận tải thương mại ở nước ta. Tuy nhiên, các hiệp hội này chưa có cơ quan Nhà nước chỉ đạo thống nhất và hoạt động chưa kết nối với nhau cũng như chưa có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải. Việc liên kết các hiệp hội này để các hiệp hội có thể có tiếng nói đại diện cho các doanh nghiệp dịch vụ với Nhà nước trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc tư vấn hình thành chính sách phát triển giao thông vận tải nói riêng và vận tải quốc tế thương mại nói chung.

Thực hiện các khuyến nghị trong Đề án “Phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Giao thông vận tải.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24-1 - 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng năm 2030. Quy hoạch phát tỉển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm và cửa ngõ về đường biển và đường hàng không; bảo đảm sự liên kết giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không và cảng biển; sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với vai trò là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố trong vùng. Theo đó, về kết cấu hạ tầng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 500km đường bộ cao tốc; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1; kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn,… Hệ thống cảng biển từng bước được nâng cấp, mở rộng đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Lạch Huyện cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT, Cái Lân cho đến 50.000 DWT. Đối với hệ thống các tuyến đường thủy nội địa đang quản lý sẽ hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu 24/24h; đồng thời phấn đấu tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý. Xây dựng mới cảng container Phù Đổng, các cảng khách đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, chuyển đổi công năng cảng Hà Nội để chủ yếu phục vụ du lịch kết hợp bốc xếp hàng sạch. Đối với các cảng hàng không hiện có tiếp tục nâng cấp, mở rộng, đồng thời từng bước xây dựng các càng hàng

không mới theo quy hoạch. Hoàn thành nhà ga T2 Nội Bài trước năm 2015. Quy hoạch phát triển vận tải dựa trên việc tổ chức vận tải hợp lý đối với một số hành lang chủ yếu gồm: Hành lang Bắc – Nam gồm 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các Hành lang Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội - Lào Cai gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt và đường nội địa; Hành làng Hà Nội - Lạng Sơn gồm 2 phương thức vận tải đường bộ và đưởng sắt. Hành lang Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh gồm 2 phương thức vận tải: đường bộ và đường thủy nội địa.

Nếu Đề án này được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc thúc đẩy vận tải quốc tế thương mại của nước ta phát triển, phục vụ kịp thời cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế nước ta.

Các cơ quan Nhà nước cần thay đổi chính sách quản lý mang tính hành chính, thực hiện cơ chế một cửa để giảm bớt sự nhũng nhiễu, phiền hà. Các thủ tục hải quan cũng như các thủ tục chứng từ khác cần nghiêm minh, nhanh gọn tránh gây khó dễ cho chủ hàng và người nhận hàng. Bên cạnh đó, cũng cần nới lỏng các chính sách về tín dụng và cho vay như: lãi suất, thời hạn trả nợ... để giúp các doanh nghiệp tốt dễ tiếp cận với nguồn vốn.

Tăng cường thu hút FDI vào ngành giao nhận vận tải, đầu tư vào công trình, kho bãi, trang thiết bị để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)