Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân thuộc về chính sách quản lý của Nhà nước

Thứ nhất, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát: Chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt là chính sách tín dụng và quản lý ngoại hối khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn, thanh khoản của doanh nghiệp gặp khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007- 2008 đã làm cho nhiều doanh nghiệp mắc vào tình trạng nợ nần, trong khi Chính phủ lại có những biện pháp thắt chặt tiền tệ, trong đó chính sách cho vay tín dụng được quản lý chặt chẽ: đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân muốn vay vốn phải trải qua quá trình thẩm định dự án và đánh giá nợ có rủi ro rất kĩ càng theo thông tư 02/2013/ TTg. Bên cạnh đó biên độ tỷ giá được giữ ổn định, lạm phát trong nước tăng, không khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy các doanh nghiệp vận tải rất khó khăn để có thể tiếp cận với nguồn hàng, trong khi các chi phí về nhân lực và bộ máy quản lý, khấu hao máy móc, nhà xưởng tăng vì vậy mà doanh nghiệp thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp kho bãi, phương tiện.

Thứ hai, hệ thống cơ sở vật chất chưa đồng bộ, hệ thống hậu cần cảng chưa đáp ứng được nhu cầu trước và sau khi giải phóng hàng hóa: Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng đã được Nhà nước chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn chưa đồng bộ khiến

cho các phương tiện vận tải còn gặp những trục trặc và khó khăn khi triển khai trên những dạng địa hình khó. Bên cạnh đó, dịch vụ tiếp vận hậu cần sau Cảng như: phương tiện chuyển tải, diện tích tạm chứa hàng và những cơ sở dịch vụ phụ trợ hành chính kỹ thuật như là hải quan, bảo vệ canh gác, phòng cháy chữa cháy, trục kéo hoa tiêu, cung cấp nhiên liệu, nước uống và những sản phẩm tiêu dùng khác, ngân hàng, nghỉ dưỡng và giải trí cho thuỷ đoàn...vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Đối với một số hoạt động phụ trợ sau cảng như: Hàng hóa từ tàu dỡ xuống được hợp cách hóa trước khi phân bố đi nơi khác bằng cách đóng vào bao đối với loại hàng rời như thóc gạo, ngũ cốc, hay đóng thùng hàng chứa trong container đối với linh kiện, máy móc, thực hiện các công đoạn lọc dầu thô thành nhiên liệu, chiết vào thùng khí đốt hóa lỏng, đốt than thành điện, luyện khoáng sản thành kim loại, xi măng hay phân bón… Nhiều khi hàng dỡ từ tàu được gia công thành thương phẩm ngay tại khu cảng...vẫn chưa được bảo quản ngay do quá tải.

Thứ ba, bất cập trong chính sách quản lý Nhà nước về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa: hệ thống pháp luật điều chỉnh logistics thương mại chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chưa quy định rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm và giới hạn quản lý giữa các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý về hoạt động logistics thương mại, nhất là giữa Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải, qua đó đã làm cho việc quản lý và điều hành hoạt động logistics thương mại còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan tham gia quản lý, nhưng chưa có một cơ quan điều hành chung về logistics thương mại, ngay cả Hiệp hội cũng không xác định được cơ quan nào quản lý chính Hiệp hội ngành nghề logistics thương mại. Vì vây, cần có bước đột phá trong công tác quản lý hoạt động logistics để tạo thuận lợi cho các hoạt động logistics thương mại phát triển.

Nội dung về điều kiện cấp phép hoạt động logistics thương mại chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh logistics thương mại, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp. Điển hình là giữa các quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP (5.9.2007) quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ; Nghị định 87/2009/NĐ-CP (19.10.2009) về Vận tải đa phương thức và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (10.10.2011) sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó,

việc quản lý hoạt động của các công ty cung cấp dịch vụ logistics thương mại sau khi đã được cấp phép hoạt động còn chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra thường xuyên.

Nguyên nhân thuộc về yếu tố tự nhiên

Trong thời gian gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, sự thay đổi khí hậu, độ ẩm, lượng mưa đột ngột làm cho hàng hóa dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín đối với khách hàng. Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong giao hàng cũng có thể do bên thứ 3 cố tình gây trở ngại trong quá trình làm thủ tục và gửi chứng từ liên quan.

2.5.3.2. Nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp

Thứ nhất, về nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty còn dựa trên sự đóng góp của chủ sở hữu nên chưa đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng thị trường, hệ thống kho bãi còn hạn chế...điều này đòi hỏi Công ty phải mở rộng diện tích kho bãi để đáp ứng lượng hàng hóa ngày càng tăng. Bên cạnh đó Công ty chưa có hệ thống che chắn, chèn lót đủ tiêu chuẩn để đảm bảo hàng hóa không bị hao hụt trong quá trình vận chuyển. Các thiết bị làm khô và đông lạnh còn chưa đầy đủ.

Thứ hai, về chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong Công ty chưa đáp ứng được với các Công ty nước ngoài, như khả năng soạn thảo hợp đồng, đàm phán, am hiểu luật pháp quốc tế còn hạn chế.

Thứ ba, về hoạt động gom hàng: Dịch vụ gom hàng của Công ty hoạt động chưa thực sự hiệu quả là do Công ty chưa có nhiều hệ thống gom hàng tại các đơn vị, mà chủ yếu hoạt động theo đơn đặt hàng.

Thứ tư, về thu thập, xử lý thông tin: Công ty chưa nắm bắt được thông tin thị trường để xác định được ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động xuất nhập khẩu gây thụ động khi xếp lịch xe.

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TỚI NĂM 2015

3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nuớc ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh.

3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới 2015-2020

3.1.1.1. Dự báo tình hình hình chung của nền kinh tế

Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014 trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn. Với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Đây là đòn bẩy cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2020. Theo IMF (1/2014) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 3.7% vào năm 2014, 3.9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế thế giới đều có mức tăng trưởng trên 4%.

Biểu đồ 3.1. Tình hình và dự báo tốc độ tăng trƣởng kinh tế thế giới giai đoạn 2005- 2020

Đơn vị: %

Nguồn: Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia đưa ra mức khảo sát với các con số dự báo của IMF.

Bảng 3.1. Tăng trƣởng kinh tế của một số quốc gia và khu vực lớn trên thế giới

Năm Thế giới Trung Quốc EU-27 Eurozone Mỹ Nhật

2014 3.7 7.2 1.2 0.8 2.8 1.4

2015 3.7 6.9 1.8 1.5 2.7 1.2

2016-2020 4.1 6.8 2.3 2.2 3.1 0.9

Nguồn: Tính toán của Nhóm nghiên cứu theo mô hình NiGEM

Nhữngtriển vọng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các hoạt động xuất nhập khẩu, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới và quá cảnh qua Việt Nam chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sản xuất vật chất trong nước, cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ vận tải nội địa. Theo đó, sự gắn kết giữa các doanh nghiệp vận tải như Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh là một trong những mắt xích quan trọng để thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, các hoạt động thương mại giữa các nước trong khu vực, là cầu nối trong trung chuyển hàng hóa quốc tế và tiến tới đảm nhận vận chuyển toàn tuyến đi các nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Triển vọng tăng trưởng của một số nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới

Kinh tế Mỹ, trong năm 2013 đã khởi sắc, thị trường việc làm cũng có nhiều dấu hiệu khả quan, do đó FED quyết định cắt giảm dần gói QE3. Theo đó, tháng 1/2014 thì FED tuyên bố sẽ tiếp tục thu hẹp gói cứu trợ QE-3 xuống còn 65 tỷ USD mỗi tháng trong biên bản cuộc họp ngày 19/2/2013. Với đà nền kinh tế tiếp tục đi đúng hướng và thị trường lao động về tổng thể diễn biễn tích cực, dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 2.8% vào năm 2014, 2.7% vào năm 2015 và đạt mức 3.1% cho giai đoạn 2016-2020.

Khu vực châu Âu đến năm 2015 sẽ phục hồi ổn định với mức tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone đến năm 2015 sẽ tăng 1.4% dựa trên sự tăng trưởng mạnh của các lĩnh vực như đầu tư và xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, các vấn đề đáng quan ngại như lạm phát, thất nghiệp của khu vực sẽ dần được giải quyết. Dự báo đầu tư của khu vực Eurozone đến năm 2015 sẽ chiếm 18.204% GDP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3.7%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch

vụ tăng 3.461% trong khi tỷ lệ lạm phát sẽ là 1.465%; thất nghiệp cải thiện hơn (chiếm 11.9% lực lượng lao động).

Khu vực EU- 27, từ năm 2015 đến 2020 sẽ là thời kỳ tăng trưởng kinh tế được tăng tốc hơn tại khu vực này. Cụ thể, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của EU-27 tương ứng là 1.8% và cho giai đoạn 2016-2020 là 2.3%. Dự báo này căn cứ vào việc dự kiến tăng trưởng đầu tư của khu vực sẽ ở mức 202% GDP, thâm hụt ngân sách trở về mức 2.1% GDP.

Kinh tế Nhật Bản đã đạt được một số kết quả nhất định năm trong năm 2013 nhờ chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ của thủ tướng Abe. IMF (1/2014) đã nâng dự báo tăng trưởng Nhật Bản năm 2014 lên 1.7% nhưng dự đoán tốc độ này sẽ chậm lại xuống còn 1% trong năm 2015 do các biện pháp cải tổ cấu trúc để bảo vệ đà phục hồi không triệt để. Năm 2016, con số này có thể tăng lên 1.2% nhưng sẽ giảm xuống 1.1% trong hai năm tiếp theo là 2017 và 2018. Trung tâm dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng ở mức 1.4% vào năm 2014, 1.2% vào năm 2015 và 0.9% cho giai đoạn 2016-2020.

Đối với nền kinh tế Trung Quốc, IMF (1/2014) quan ngại vấn đề về biến động thị trường tài chính và tình hình nợ công ở quốc gia này. Theo đó, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2014 tăng 7.6% và năm 2015 nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng 7.3% nếu quốc gia này không giải quyết được các vấn đề như cầu nội địa và đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp. Trong dài hạn, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ nhiệt và duy trì ở mức 7%/năm từ năm 2016-2020. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức như cạnh tranh toàn cầu về vốn, tài nguyên và khả năng tham gia các tổ chức quốc tế như G-7, cũng như giải quyết được các vấn đề nội tại trong nền kinh tế và “Đại cải cách kinh tế” thành công. Với việc đưa thêm giả định Trung quốc tăng dần tỷ giá hối đoái mục tiêu giữa đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, ở mức 2.5%/năm cho giai đoạn 2014- 2016

Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi nhìn chung có xu hướng phục hồi khá từ 2015 đến năm 2020. Trong đó Braxin sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 3.2% trong năm 2015 và 3.1% trong năm 2020. Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2015 và 4.3% trong năm 2020. Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng khoảng

3.5% trong năm 2015 và 3.6% trong năm 2016. Singapore có tốc độ tăng trưởng 4.4% trong năm 2015 và 5.4% trong năm 2020.

3.1.1.3. Triển vọng một số lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới

Sự tăng trưởng của của hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại nội khối và những xu hướng mới đối với một số thị trường xuất nhập khẩu.

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5.1% vào năm 2014, 5.4% vào năm 2015 sau đó tăng lên các mức 5.7%, 5.9% và 6% tương ứng cho các năm 2016, 2017 và 2018. Thương mại thế giới trong giai đoạn 2015- 2020 sẽ chiếm khoảng 30% -35% GDP của toàn thế giới và có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ được xem là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại cao nhất trong giai đoạn này, bình quân khoảng 22%/năm, trong khi lượng nhập khẩu được dự báo sẽ đạt khoảng 18.5%/ năm.

Trong giai đoạn này, thương mại nội khối châu Á sẽ có tầm ảnh hưởng lớn đến cầu thế giới. Khu vực Trung Đông, Bắc Mỹ và Tiểu vùng Sahara sẽ có những thay đổi đáng kể trong việc mở cửa thương mại, do đó, khu vực này sẽ đóng vai trò lớn trong việc lắp ráp và sản xuất hàng hóa. Trong các mặt hàng xuất khẩu, máy móc và linh kiện vận tải sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các nước phát triển sẽ tiếp tục thặng dư trong việc xuất khẩu dịch vụ sang khu vực ChâuÁ Thái Bình Dương và điều này sẽ giúp cho việc thương mại dịch vụ được phát triển nhanh chóng.

Sự vận động mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Do các điều kiện kinh tế vĩ mô của các nước được cải thiện và các nhà đầu tư lấy lại niềm tin trong trung hạn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới được dự báo sẽ đạt mức 1.6 nghìn tỷ USD vào năm 2014 và 1.8 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, những rủi ro vẫn còn lớn như sự yếu kém của cấu trúc hệ thống tài chính toàn cầu, mức độ không chắc chắn về chính sách của các khu vực chủ yếu của nền kinh tế thế giới còn lớn, môi trường kinh tế vĩ mô có khả năng xấu đi,… khiến các nhà đầu tư mất niềm tin có thể dẫn đến sự sụt giảm dòng FDI. Dòng FDI thế giới được dự báo có xu hướng hồi phục dần và ổn định vào các năm tiếp theo và đạt khoảng 4% GDP thế giới từ năm 2018-2020.

Đối với lĩnh vực tài khóa tiền tệ, cho đến năm 2015, tình hình ngân sách và nợ công của các nền kinh tế trên thế giới được dự báo sẽ không có nhiều cải thiện đáng kể. Đến năm 2015, IMF dự báo thâm hụt ngân sách trung bình của các nền kinh tế trên thế giới ngân sách sẽ không thay đổi nhiều từ mức 3.0% GDP của năm 2014.

Tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển, tỷ lệ thâm hụt ngân sách được dự báo ở mức 2.5% năm 2014 và 2015, trong đó, con số của các nền kinh tế châu Á được dự báo trung bình ở mức 3.1% năm 2014 và 2.6% năm 2015. Đến năm 2020, tình hình thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế trên thế giới có nhiều cải

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa của công ty tnhh tiếp vận nhật linh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)