Khủng hoảng kinh tế đã qua gần 6 năm, nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục, hoạt động ngoại thương nói chung và ngành giao nhận nói riêng đã có sự khởi sắc. Tuy nhiên, những thách thức trước mắt đối với các doanh nghiệp còn là một chặng đường dài. Có thể nói, trong khi nhiều doanh nghiệp vận tải đang lao đao, xuống dốc trước tình trạng “hàng cạn, tàu thừa” sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, bảng Kết quả kinh doanh của Công ty Thuê tàu và Vận tải Vietfracht lại có nhiều điểm sáng. Chính vì vậy, nghiên cứu hoạt động vận tải của Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu Vietfracht, đây là một trong những Công ty có uy tín, kết quả kinh doanh ổn định và có những lĩnh vực hoạt động tương đồng đã giúp em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp, phương hướng trong giai đoạn tiếp theo với Ban lãnh đạo Công ty như sau:
Thứ nhất, cần đa dạng hóa hoạt động để giảm rủi ro hơn là chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ giao nhận hoặc đơn thuần làm đại lý, tuy nhiên Công ty cần xác định đâu là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, lĩnh vực nào là chủ chốt và mũi nhọn để có kế hoạch đầu tư và sử dụng vốn. Hiện nay, đối với một số Công ty giao nhận vận tải, công việc chủ yếu vẫn là thực hiện các dịch vụ hải quan và liên quan đến hàng hóa mà chưa có phương tiện vận tải trực tiếp, chưa có hoạt động môi giới tàu biển quốc tế.
Thứ hai, cần có nguồn vốn thường xuyên và năng lực tài chính vững chắc, một mặt để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kho bãi, các trang thiết bị, phương tiện vận tải khi có điều kiện thuận lợi để làm tăng tỷ lệ ROA, đây cũng là một trong những những giải pháp mà Vietfracht đã thực hiện để mua tàu Thăng Long và Blue Lotus khi giá tàu giảm mạnh, mặt khác có thể trích lập dự phòng do rủi ro từ chính sách kinh tế vĩ mô, tăng khối lượng khai thác hàng hóa và giá trị thu được trên cả mặt lượng và chất. Bên cạnh đó, Công ty cũng có thể mua lại, sáp nhập hoặc góp vốn liên doanh, liên kết để mở rộng thị phần, đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn để giảm được những rủi ro khi thị trường có những biến động về lãi suất, chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí chung và giá cước vận chuyển.
Thứ ba, có kế hoạch kinh doanh linh hoạt, trọng tâm trong từng thời kì, đa dạng hóa các đối tác để tránh tính thời vụ của hàng hóa và phụ thuộc vào một số đối tác. Một minh chứng rõ nét nhất đó là khi một trong số những đối tác quan trọng của Vietfracht như Heung- A hay Hankyu liên tục tái cấu trúc hay thay đổi mô hình hoạt động, phá sản, tách ra thành lập các Công ty liên doanh...đã khiến cầu vận tải giảm mạnh. Trong đó cần đặc biệt khai thác và đặt mối quan hệ đối với các đối tác láng giềng như Lào, Cambodia,...Bên cạnh đó, Công ty cũng cần khai thác tối đa tiềm lực sẵn có trong nước để xây dựng vị thế ngay trên sân nhà.
Thứ tư, Công ty cần có những bứt phá về cả ngoại lực và nội lực. Đối với các yếu tố ngoại lực, cần có hoạt động quảng cáo, PR, tận dụng tối đa uy tín vốn để đưa hình ảnh của của Công ty đến với các hãng tàu và các đối tác thuê tàu chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua việc cập nhật những thông tin trên trang web của Công ty. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần vận tải Vietfracht đã từng bước xây dựng được đội ngũ lực lực lao động trẻ bằng cách tuyển dụng và có
chế độ đãi ngộ những nhân sự có trình độ, tổ chức đào tạo cán bộ lấy từ nguồn trích lập các quỹ đầu tư phát triển nằm trong khoản lợi nhuận giữa lại của Công ty.
Thứ năm, đối với hoạt động giao nhận, công tác gom hàng và phân loại hàng hóa cần được lưu ý, đặc biệt đối với các hàng siêu trường và siêu trọng cần có có các phương tiện nâng đỡ như cần cẩu, máy nâng có trọng tải lớn.
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NHẬT
LINH THỜI KỲ 2008- 2012