Bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động nói riêng không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn phải chịu nhiều áp lực từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô về vốn, các khu công nghiệp tập trung với công suất hoạt động lớn, khối lượng hàng hóa khổng lồ, song song với đó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải nhất thiết phải đầu tư trang thiết bị lớn như nhà kho, phương tiện vận tải, mở rộng chi nhánh, tăng cường liên kết hợp tác để phù hợp những yêu cầu của nhà xuất nhập khẩu.
Hiện nay hoạt động trong ngành giao nhận vận tải hàng hóa ở Việt Nam chiếm đến hơn 80% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn khá khiêm tốn không quá 1.5 tỷ đồng và đa số là các Công ty TNHH vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là chủ yếu, phát huy lợi thế theo quy mô sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy để tạo dựng được chỗ đứng trong ngành, các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo chiều sâu như chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị tiên tiến để giảm bớt nhiên liệu, nâng cao hiệu suất làm việc nhằm giảm chi phí khấu hao tài sản, xây dựng kho bãi đạt tiêu chẩn, đặc biệt là kho lạnh, luôn bảo quản, bảo trì động cơ để đảm bảo an toàn cho công tác chuyên chở, xếp dỡ. Bên cạnh đó, đối với các hoạt động tiếp xúc khách hàng, dịch vụ marketing cần được chú trọng, thường xuyên tìm hiểu, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng để tạo được lòng tin và duy trì những mối quan hệ làm ăn dài lâu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: Sam Sung, Toyota, LG...thường có mối liên kết liên minh chặt chẽ với các Công ty vận tải nước ngoài, vì vậy các Công ty của Việt Nam khó có chỗ đứng nếu như không tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và phát triển dịch vụ vận tải
ngoài biên giới quốc gia, tham gia vào mắt xích trung chuyển dưới các hình thức: là đại lý, người gom hàng, làm trung tâm thanh toán, lưu kho...