0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NHẬT LINH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 79 -79 )

3.5.2.1. Tiềm năng phát triển vận tải biển của thành phố.

Nằm trên hai hành lang, một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, Thành phố Cảng Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Bắc và cả nước - một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cách Hà Nội 100km, nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Với hệ thống cảng biển đa dạng, khu vực cảng biển Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua tăng khoảng 600% trong vòng 10 năm qua. Dự báo, lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng phía Bắc đến năm 2020 là 146 - 176 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tổng năng

lực của các cảng hiện hữu kể cả sau khi nâng cấp, mở rộng cũng chỉ đạt 86 - 90 triệu tấn vào năm 2015.

Xác định được đóng góp quan trọng của ngành vận tải nói chung và dịch vụ vận tải trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng đối với tốc tăng trưởng của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng năm 2030. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm và cửa ngõ về đường biển và đường hàng không; bảo đảm sự liên kết giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không và cảng biển; sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với vai trò là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố trong vùng.

3.5.2.2. Kiến nghị

Thứ nhất, hoàn thành quy hoạch xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện

Việc triển khai xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng và toàn bộ khu vực phía Bắc, đồng thời tuân thủ theo đúng Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam .

Trước yêu cầu nâng cao năng lực hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng, quy hoạch chi tiết Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được nghiên cứu từ năm 2004. Theo đó, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 chỉ rõ: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là Cảng quốc tế loại IA, với khu bến thương mại cho tàu biển trọng tải lớn tại Lạch Huyện tiếp nhận chủ yếu tàu chở container loại 4.000- 6.000 TEU, tàu chở hàng tổng hợp 5 - 8 vạn DWT và có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT (tàu container 800TEU) hoạt động trên tuyến biển xa, đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực miền Bắc có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ đồng thời thu hút lượng hàng hóa khu vực Đông Bắc Lào và khu vực Nam Trung Quốc.

Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2016), sẽ góp phần thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển; kinh tế biển đóng góp khoảng 53 -

55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.

Trong tương lai, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ là trung tâm cùng với hệ thống cảng biển Hải Phòng và cảng sông trong nội địa, đóng vai trò như các vệ tinh hình thành hệ thống logistis năng động và hiệu quả. Đồng thời sau khi đi vào hoạt động, cảng đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa quốc tế kết hợp hệ thống giao thông vận tải đồng bộ bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ và hệ thống vận tải xuyên quốc gia. Đặc biệt là các dự án đường ô-tô Tân Vũ Lạch Huyện và dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang gấp rút triển khai. Điều đó sẽ góp phần thay đổi diện mạo, phát triển thành phố Cảng Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như các tỉnh phía Bắc.

Thứ hai, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ và quy hoạch đô thị của thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông và giải phóng hàng hóa.

Việc phát triển mạng lưới giao thông sắt, bộ, thuỷ nội địa khu vực cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu rút và tập kết hàng hiệu quả, phục vụ cảng cửa ngõ và khu vực cảng biển Hải Phòng. Vì vậy, cần sớm hoàn thành thiết kế đồng bộ, khoa học mạng lưới giao thông trên bán đảo Đình Vũ, cân nhắc xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt qua đường và cầu Tân Vũ - Đình Vũ - Cát Hải gắn kết với hệ thống giao thông quốc gia qua đường ôtô, đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Về giao thông đường bộ, Ban lãnh đạo thành phố cần hoàn thiện quy hoạch cụ thể đối với tuyến quốc lộ 5 từ Hải Phòng đi Hà Nôi. Quốc lộ 5 đã được đưa vào hoạt động hơn 10 năm song chưa có quy hoạch các điểm đầu nối với dân cư, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao...Bên cạnh các tuyến đường bộ huyết mạch quan trọng để kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như đường 5, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, hệ thống đường sắt sẽ có những tuyến bổ sung mới như nhánh rẽ về ga cảng Đình Vũ, nhánh rẽ về Quận cảng Nam Đồ Sơn hoặc xây dựng mới tuyến đường sắt vùng Duyên hải Bắc Bộ. Xác định điểm kết nối với hệ thống đường cao tốc ven biển tại Tân Vũ, đường nối thành phố Hạ Long với đường ô-tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng tại ngã ba kênh Đình Vũ để rút hàng từ Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đi các tỉnh miền Bắc thông qua quốc lộ 18.

Về giao thông đường thủy cần nâng cấp giao thông, nạo vét sâu luồng cho cảng biển, tự thân hai việc đó tạo ra sức hấp dẫn mới và khả năng cạnh tranh mới cho thành phố. Nút giao thông Chùa Vẽ - Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ giảm áp lực lưu thông phương tiện lớn, tránh ùn tắc, nhanh chóng đưa hàng qua cảng biển.

Về hàng không, ngoài Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, sân bay quân sự Kiến An sẽ xây dựng sân bay taxi ở Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Ban lãnh đạo thành phố cần nhanh chóng nghiên cứu và triển khai xây dựng sân bay mới cấp vùng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Thứ ba, có chính sách liên kết, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Nhằm phát huy mọi nguồn lực, phát triển kinh tế dịch vụ từng bước đưa thành phố Hải Phòng nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế dịch vụ của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Chương trình hành động của UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động: Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, phát triển đồng bộ hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trường dịch vụ; đánh giá môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ giai đoạn 2011 – 2015, đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2020; Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển dịch vụ theo hướng: Tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cải thiện tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực, thị trường và các loại hình dịch vụ…

Logictics hiện là khâu yếu của Hải Phòng và chưa có doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa. Vì vậy, thời gian tới, thành phố sẽ đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển đồng bộ các hoạt động logictics. Đi cùng với đó sẽ đầu tư phát triển hạ tầng tiện ích cung cấp điện, nước, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực... Thành phố cần quyết tâm thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, khai thác đầy đủ tiềm năng, lợi thế, góp phần xây dựng hình ảnh một Hải Phòng năng động luôn tiến về phía trước.

KẾT LUẬN

Qua những số liệu, phân tích và đánh giá ở trên, chúng ta có thể thấy được tình hình hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa trong điều kiện hội nhập của các doanh nghiệp trong ngành vận tải nói chung và Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh nói riêng.

Với những lợi thế và tiềm lực vốn có cùng với những giải pháp mà công ty đã thực hiện trong thời gian qua, Công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh xứng đáng là một trong những doanh nghiệp có uy tín tại đất Cảng. Tuy nhiên, hiện nay do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, Công ty vẫn còn một số khăn khi chưa khai thác hiệu quả hệ thống kho bãi, dịch vụ bốc, dỡ, xếp hàng hóa còn chậm.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp nói chung cần phải cạnh tranh một cách công bằng bằng chính năng lực, điều này buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình các “ chiến lược đại dương xanh” và thị trường ngách, đây là con đường phát triển bền vững đối với tất cả cả các doanh nghiệp của chúng ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm 2011, 2012 của công ty TNHH Tiếp vận Nhật Linh

2. Báo cáo tổng hợp “ Điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009). “Dự thảo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015”.

4. Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (2006 – 2011). “Báo cáo tài chính” 5. Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (2005 – 2015) . “Phương hướng hoạt

động kinh doanh”.

6. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Phạm Mỹ Lệ (2013), trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. “Phát triển logistics- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, số 22, tháng 04/2010.

7. GSTS. Võ Thanh Thu (2012). “Hoạt động ngoại thương của Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”. Bài báo số 3, Tháng 3-4/2012, Phát triển & Hội nhập Doanh nghiệp - Vị thế & Hội nhập.

8. The Role of Transportation in Logistics Chain – Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Study”, Vo.5, pp. 1657, 1672- 2005.

9. Đăng Lâm (2014). “Vận tải biển Việt Nam: Chìm trong biển khó”, Diễn đàn

Doanh nghiệp, http://www.baomoi.com/Van-tai-bien-Viet-Nam-Chim-

trong-bien-kho/45/12893113.epi, 13/01/2014

10. Minh Hảo (2012). “Chiến lược Tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của thành phố đến năm 2020”, Cổng thông tin điện tử Hải Phòng, 23/10/2012 http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=DOANHN GHIEP&MenuID=3278&ContentID=33419 , 23/10/2012.

11. Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh (2010). “Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay- Một số phân tích và khuyến nghị chính sách”.http://dl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/113/2/kinh%20te%20viet% 20nam%20trong%20boi%20canh%20kinh%20te%20the%20gioi.pdf 12. Thời báo kinh tế Việt Nam (2014). “Cơ hội cho ngành logistics Việt Nam”

13. TS. Lương Văn Khôi, nhóm nghiên cứu ban kinh tế thế giới (2014). “Bối cảnh kinh tế thế giới 2015- 2020”.

http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Boi-canh-kinh-te- the-gioi-20152020/46493.tctc, trích dẫn 18/03/2014.

14. Nguyễn Tương (2013). “Cần sớm giải quyết những bất cập trong quản lý và điều hành logistics thương mại”. http://interserco.com.vn/can-som- giai-quyet-nhung-bat-cap-trong-quan-ly-va-dieu-hanh-logistics- thuong-mai/, theo Vlr.n

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN NHẬT LINH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 79 -79 )

×