Sản xuất:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 66)

VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

2.5.1Sản xuất:

Hiện tại CIC đang sử dụng các công nghệ mới trong thi công xây lắp, nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Một số công nghệ bao gồm:

Cọc bê tông ly tâm mối nối khớp đơn: công nghệ được đăng ký bản quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam số 384-386 Nguyễn Trãi, Hà Nội.

Cọc bê tông dùng cho công trình, đặc biệt ở những vùng có chiều dày tầng đất xấu. Hiện nay các công trình xây dựng chủ yếu sử dụng nhiều đoạn cọc nối lại với nhau bằng phương pháp hàn. Khi sử dụng phương pháp hàn có nhược điểm như sau:

­ Giá thành cao ­ Thi công chậm

­ Độ lệch trục giữa các đoạn cọc khi nối, đặc biệt đối với cọc đúc. ­ Khó kiểm tra được chất lượng mối hàn

Công nghệ cọc bê tông ly tâm mối nối khới đơn nhằm khắc phục các nhược điểm của các loại mối nối cọc bê tông đã biết. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ này có những ưu điểm sau đây:

- Về giá thành: Cọc được thiết kế dạng rỗng có tiết diện hình vành khăn, giảm được đáng kể lượng bê tông sử dụng cho 1 cọc, đối với công trình thường sử dụng nhiều cọc nên giá thành sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra việc tránh sử dụng nối hàn điện đã giảm đi một lượng lớn thép hình để cấu tạo mối nối.

- Thi công cọc (đóng cọc, ép cọc, rung cọc… ) sẽ được nhanh chóng và thuận lợi hơn khi không phải ngưng chờ đợi nối hàn giữa các đoạn cọc, góp phần đẩy nhanh tiến độ chung của công trình. Cũng từ đây số ca máy móc, thiết bị được sử dụng hiệu quả hơn, một lần nữa góp phần làm giảm giá thành.

­ Mối nối được thi công tại nhà máy có độ chính xác cao khi đoạn âm dương được gài khít lại thì độ lệch tâm giữa các đoạn cọc sẽ được khắc phục so với việc nối hàn các đoạn cọc.

­ Khi sử dụng phương pháp hàn nối các đoạn cọc thường phải thực hiện tại công trường. Ngay sau khi hàn nối xong, cọc tiếp tục hạ vào lòng đất, do đó không có thời gian và điều kiện để kiểm tra chất lượng mối hàn. Từ đó việc hình thành chi tiết mối nối khớp được khai thác thông qua tiết diện rỗng của cọc.

Công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng: liên doanh với Công ty 756 Bộ Quốc Phòng, số 200 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP HCM – doanh nghiệp Nhà nước có

nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và thi công trải thảm bê tông nhựa nóng. Hiện tại công nghệ này là duy nhất do liên doanh Công ty và Công ty 756 Bộ Quốc Phòng sử dụng cho các dự án tại tỉnh Kiên Giang rất được các chủ đầu tư, các cơ quan ban ngành đánh giá cao về giá cả, chất lượng và tiến độ so với công nghệ trải nhựa thông thường.

2.5.1.2 Quản lý chất lượng:

­ Hệ thống quản lý chất lượng đang sử dụng

Hiện nay, CIC đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, do tổ chức Intertek của Mỹ cấp. Hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 được công ty tuân thủ nghiêm ngặt. CIC đang chuẩn bị để nâng cấp hệ thống ISO 9001:2000 lên ISO 9001:2008 nhằm áp dụng tốt nhất chính sách quản lý chất lượng vào hệ thống vận hành của Công ty hiện nay.

­ Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn: Phòng Kỹ thuật Công ty đang thực hiện chức năng này (còn được gọi là Phòng KCS). Phòng Kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn của CIC trước khi xuất xưởng theo các quy trình quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm gồm: Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các TCVN 353, 2737, 205:1998; TCXDVN 356, 35; TCXD 33, 44, 45...

­ Kiểm tra chất lượng công trình xây lắp: Để đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng, ngoài việc giám sát của Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án, Phòng Quản lý thi công của Công ty), CIC còn thuê đơn vị giám sát độc lập là Công ty CP Tư vấn Nam Việt – Công ty thành viên chuyên về tư vấn giám sát các công trình xây dựng.

Để đánh giá được chất lượng sản phẩm nhà ở hiện nay của doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng các dự án do CIC làm chủ đầu tư với số mẫu sử dụng trong đề tài này là 100 mẫu, trong đó có 46 mẫu là khách hàng thuộc dự án Khu dân cư đường Trần Quang Khải, 54 mẫu là khách hàng thuộc dự án Khu tái định cư & Dân cư thu nhập thấp phường Vĩnh Quang (Bảng câu hỏi tại phụ lục số 02). Kết quả như sau:

Bảng 2.8: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Chỉ tiêu đánh giá Số mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giao thông thuận tiện 100 4,14 0,829

Quy mô phù hợp 100 4,04 0,777

Vị trí thuận tiện 100 3,99 1,000

Cảnh quan xung quanh đẹp 100 3,96 0,777

Thiết kế đẹp 100 3,79 0,832

Cách bố trí không gian nhà hợp lý 100 3,78 0,917

Các dịch vụ cung cấp điện, nước ổn định 100 3,73 1,004

Vệ sinh đảm bảo 100 3,65 0,833

An ninh tốt 100 3,40 1,189 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng nhà ở tốt 100 3,14 1,045

Nguồn: Số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn

Kết quả phân tích cho thấy khách hàng hài lòng đối với hầu hết các yếu tố thuộc nhóm chất lượng sản phẩm với số điểm trung bình từ 3,65 – 4,14, trong đó yếu tố giao thông thuận tiện được khách hàng đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, còn hai yếu tố chưa làm hài lòng khách hàng đó là an ninh (3,40) và chất lượng nhà ở (3,14), hai yếu tố này chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Chất lượng nhà ở là yếu tố mà khách hàng đánh giá thấp nhất trong nhóm các yếu tố về chất lượng sản phẩm. Điều này nói lên một thực trạng đáng lo ngại về chất lượng xây dựng công trình nói chung. Đây là vấn đề mà Công ty cần quan tâm nếu muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 66)