VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
2.4.1 Môi trường vĩ mô:
2.4.1.1 Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam những năm qua bị ảnh hưởng rất lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 – 2009 và hậu khủng hoảng kinh tế năm 2011 – 2012. GDP giảm mạnh, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng, tính thanh khoản của hệ thống tín dụng giảm kèm theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và các cơn sốt giá lương thực và năng lượng... là bức tranh của nền kinh tế Việt Nam những năm này.
* GDP Việt Nam qua các năm:
Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: Tradingeconomics.com
Biểu đồ trên cho thấy tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua
* Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm:
Biểu đồ diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 – 2012
- Chỉ số CPI phản ảnh giá cả của hàng hóa trong nền kinh tế. Đối với ngành xây dựng thì giá cả của các vật liệu xây dựng là rất quan trọng, nhất là các loại vật tư chủ yếu như sắt, thép, xi măng, gạch, đá... Giá cả của các vật liệu này tăng kéo theo giá vốn của doanh nghiệp tăng (lĩnh vực thi công xây lắp và kinh doanh bất động sản).
- Ngoài ra chỉ số này các năm qua còn gắn liền với chính sách tiền tệ của Chính Phủ để điều tiết lạm phát. Điều này có nghĩa lãi suất ngân hàng sẽ biến động theo.
Lãi suất ngân hàng cũng là yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Nhất là đối với các doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản thì lãi suất ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành, quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.
Lãi suất ngân hàng biến động qua các năm như sau: (Lãi suất bình quân)
Nhìn chung tình hình kinh tế Việt Nam những năm qua với diễn biến của chỉ số lạm phát và lãi suất ngân hàng như đã phân tích trên cho thấy các doanh nghiệp bất động sản nói chung và CIC nói riêng đã bị ảnh hưởng đáng kể. Trong đó, chi phí giá vốn tăng lên hàng năm (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí lãi vay... ), điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vừa và nhỏ do khả năng về tài chính thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn
0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 LSNH
cùng ngành, dẫn đến giá bán thiếu cạnh tranh, tình hình tài chính thiếu ổn định, công trình thi công kéo dài do thiếu vốn, kéo theo hiệu quả dự án thấp.
2.4.1.2 Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật:
- Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có CIC.
- Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật có liên quan đến ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản… nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo chủ trương, chính sách của Nhà nước.
- Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn. - Những năm vừa qua do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, vì thế để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản thì Nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm đầu tư công có nghĩa là nhiều công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách sẽ bị cắt, giảm, giãn vốn đầu tư... điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu, doanh số hoạt động tư vấn xây dựng và thi công xây lắp các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách của Công ty.
- Ngoài ra các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản như quy định về hệ số nhân công, máy thi công, tiền lương tối thiểu... cũng ảnh hưởng đến chi phí thi công xây lắp, giá thành công trình nhà ở trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
- Luật nhà ở và các nghị định 71/NĐ-CP, thông tư 16/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở có hiệu lực đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không được huy động vốn khi công trình chưa xong phần móng, điều này đã làm các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn.
- Gần đây nhất là Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và một số nghị định, thông tư của Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xem là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. Trong đó cụ thể là gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ với lãi suất 6%/ năm đã định hướng các doanh nghiệp vào phân khúc nhà ở xã hội như là một lối thoát cho hàng nghìn tỷ hàng tồn kho bất động sản của các doanh nghiệp.
2.4.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội:
- Đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản thì suy nghĩ, phong tục tập quán của từng nơi, từng vùng miền có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người phương tây có lối sống độc lập, thích du lịch, ở nhà thuê... trong khi người á đông thì quan niệm ngôi nhà là quan trọng. Họ tích luỹ nhiều năm để mua ngôi nhà thuộc sở hữu của mình. Vì vậy nhu cầu về nhà ở đối với người á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là rất lớn. Thời gian gần đây do đời sống càng ngày càng phát triển, những thế hệ người Việt Nam sau này không thích sống cùng với ông bà, bố mẹ như ngày trước mà muốn có ngôi nhà cho riêng mình. Do đó nhu cầu này càng lớn, tuy nhiên do họ là những gia đình trẻ, vốn tích luỹ thường không nhiều, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nghiên cứu và có chiến lược kinh doanh phù hợp dành cho phân khúc thị trường này.
- Bên cạnh đó quan điểm về nhà ở của người dân ở những thành phố lớn khác với ở những các tỉnh nhỏ lẻ. Đối với người dân ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì do tốc độ phát triển đô thị nhanh nên người dân bắt đầu quen với các chung cư cao tầng, trong khi đó ở các tỉnh nhỏ lẻ thì quan điểm của người dân vẫn còn quen với căn nhà gắn liền trên đất, nên việc phát triển chung cư tại các địa phương này là thách thức lớn đối với doanh nghiệp bất động sản.
2.4.1.4 Môi trường dân số:
- Dân số và tốc độ tăng dân số phản ảnh nhu cầu nhà ở tại nước ta. Việt Nam là một nước đông dân, gần 90 triệu dân (thống kê năm 2013), đứng hàng thứ 13 trên thế giới về dân số. Với tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình khoảng 1,06% (2011 -
2012). Vì thế Việt Nam thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực bất động sản nhất là trong thời gian gần đây.
- CIC có trụ sở nằm ở Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, một trong những thành phố phát triển nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, một khu vực kinh tế năng động và phát triển nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và giáp ranh với Campuchia, Thái Lan. Với dân số của vùng chiếm khoảng 20,57% dân số cả nước và với tốc độ phát triển và đô thị hoá như hiện nay, nhu cầu về nhà ở và các khu vui chơi nghỉ dưỡng, các tổ hợp thương mại trong khu vực sẽ tăng cao trong những năm sắp tới. Tuy nhiên với dân số khoảng 230 ngàn dân và tốc độ tăng dân số hiện nay so với gần 300 ngàn ha đất dự án đô thị mới, cho thấy tốc độ phát triển nhà ở tại thành phố đang nhanh hơn rất nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản phải thận trọng khi quyết định đầu tư hoặc để đưa ra các chính sách kinh doanh phù hợp.