VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
2.3 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm:
2.3.1 Cơ cấu doanh thu của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012:
Bảng 2.2: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CIC GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 (hợp nhất) Năm 2011 (hợp nhất) Năm 2012 (hợp nhất) Lĩnh vực
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Bất động sản 129.062 41,52% 140.526 33,45% 171.067 35,54% Thi công công trình 87.048 28,00% 147.345 35,08% 197.112 40,95% Tư vấn, thiết kế, giám sát 45.282 14,57% 53.492 12,73% 60.568 12,58% Thương mại 32.459 10,44% 51.951 12,37% 48.216 10,02% Kinh doanh ăn uống 15.424 4,96% 20.812 4,95% - 0,00% Cung cấp dịch vụ 1.571 0,51% 5.934 1,41% 4.344 0,90% Tổng cộng 310.844 100% 420.060 100% 481.306 100%
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Bất động sản
Thi công Tư vấn Thương
mại
Kinh doanh ăn
uống
Dịch vụ
Triệu đồng Cơ cấu doanh thu 2010- 2012
2010 2011 2012
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu 2010 2012 Nhận xét:
Doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản và thi công công trình chiếm 76,5% trong tổng doanh thu của Công ty năm 2012. Tăng trưởng doanh thu từ hai mảng hoạt động này là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu của Công ty trong thời gian vừa qua với doanh thu bất động sản và thi công công trình tăng trưởng lần lượt là 21,7% và 33,8% trong năm 2012.
Bên cạnh hoạt động bất động sản và thi công, hoạt động tư vấn, thiết kế và thương mại đóng góp lần lượt là 12,58% và 10,02% trong tổng doanh thu của Công ty trong năm 2012. Trong đó, doanh thu hoạt động tư vấn, thiết kế tăng trưởng 13,2% và hoạt động thương mại tăng trưởng âm 7,2%.
2.3.2 Cơ cấu lợi nhuận gộp của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012:
Bảng 2.3: CƠ CẤU LỢI NHUẬN CỦA CIC GIAI ĐOẠN NĂM 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 (hợp nhất) Năm 2011 (hợp nhất) Năm 2012 (hợp nhất) Lĩnh vực
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Bất động sản 41.258 54,08% 11.881 12,72% 51.228 54,45% Thi công công trình 6.837 8,96% 10.750 11,51% 15.594 16,57% Tư vấn, thiết kế, giám sát 12.562 16,47% 14.466 15,49% 15.602 16,58% Thương mại 9.665 12,67% 42.987 46,03% 7.321 7,78% Kinh doanh ăn uống 4.698 6,16% 7.363 7,89% - 0,00% Cung cấp dịch vụ 1.269 1,66% 5.934 6,35% 4.344 4,62%
Tổng cộng 76.289 100% 93.380 100% 94.089 100%
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 Bất động sản
Thi công Tư vấn Thương
mại Kinh doanh ăn uống Cung cấp dịch vụ
Triệu đồng Cơ cấu lợi nhuận gộp 2010 - 2012
2010 2011 2012
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lợi nhuận gộp 2010 2012 Nhận xét:
Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tới 54,45% trong tổng lợi nhuận gộp của Công ty trong năm 2012, dẫn đầu các mảng hoạt động của Công ty và tăng trưởng gấp 3,3 lần so với năm 2011 về giá trị.
Bên cạnh đó, hoạt động thi công và hoạt động tư vấn, thiết kế đóng góp lần lượt là 16,57% và 16,58% trong tổng lợi nhuận gộp của Công ty trong năm 2012. Trong đó, lợi nhuận gộp hoạt động thi công tăng trưởng 45% và hoạt động tư vấn, thiết kế tăng trưởng 8%. Lợi nhuận gộp hoạt động thương mại có sự sụp giảm mạnh trong năm 2012 và chỉ đóng góp 7,78% trong tổng lợi nhuận gộp của Công ty, so với tỉ lệ đóng góp 46,03% vào tổng lợi nhuận gộp trong năm 2011.
2.3.3 Tỷ trọng các loại chi phí của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012:
Bảng 2.4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHI PHÍ CỦA CIC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2010 (hợp nhất) Năm 2011 (hợp nhất) Năm 2012 (hợp nhất) Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá vốn hàng bán 234.555 75,46% 326.680 77,77% 387.218 80,45% Chi phí bán hàng 8.633 2,78% 10.777 2,57% 6.031 1,25% Chi phí QLDN 27.047 8,70% 33.629 8,01% 38.694 8,04% Chi phí tài chính 10.116 3,25% 18.545 4,41% 12.404 2,58% Chi phí khác 4.158 1,34% 2.390 0,57% 1.643 0,34% Tổng cộng 284.509 91,53% 392.020 93,32% 445.989 92,66%
Nhận xét:
Cơ cấu các loại chi phí của CIC qua các năm không thay đổi nhiều. Năm 2011 tổng các chi phí có tăng hơn so với năm 2010 chủ yếu là giá vốn hàng bán tăng cao do ảnh hưởng lạm phát từ nền kinh tế. Năm 2012 mặc dù giá vốn hàng bán vẫn tiếp tục tăng do tình hình kinh tế còn sụt giảm, tuy nhiên CIC đã có sự điều chỉnh giảm các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí tài chính và các chi phí khác để làm giảm tổng chi phí xuống, làm cơ sở cho giá bán cạnh tranh trên thị trường.
Nhận xét chung:
Trong các năm vừa qua, Công ty đã thực hiện đầu tư và kinh doanh tương đối hiệu quả với doanh thu tăng trưởng lần lượt là 35,2% và 14,6% trong các năm 2011 và 2012.
Trong hoạt động bất động sản, Công ty đã thực hiện đầu tư vào các dự án bất động sản có tính khả thi, trọng điểm của thành phố Rạch Giá và tỷ suất sinh lời cao; doanh thu của mảng bất động sản tăng trưởng lần lượt là 8,9% và 21,7% và lợi nhuận gộp thu về lần lượt là 11,8 tỷ đồng và 51,2 tỷ đồng trong các năm 2011 và 2012.
Mảng hoạt động thi công công trình có thuận lợi từ việc thi công xây dựng cho chính các dự án động bất động sản do Công ty đầu tư, do đó, doanh thu tăng trưởng lần lượt là 69,3% và 33,8% trong năm 2011 và 2012. Công ty cũng đã thực hiện tốt trong việc đầu tư cải tiến kỹ thuật thi công và nâng cao năng suất lao động.
2.4 Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài:
2.4.1 Môi trường vĩ mô: 2.4.1.1 Môi trường kinh tế: 2.4.1.1 Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam những năm qua bị ảnh hưởng rất lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 – 2009 và hậu khủng hoảng kinh tế năm 2011 – 2012. GDP giảm mạnh, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng, tính thanh khoản của hệ thống tín dụng giảm kèm theo sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và các cơn sốt giá lương thực và năng lượng... là bức tranh của nền kinh tế Việt Nam những năm này.
* GDP Việt Nam qua các năm:
Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam những năm gần đây. Nguồn: Tradingeconomics.com
Biểu đồ trên cho thấy tăng trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam ở mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua
* Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm:
Biểu đồ diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 – 2012
- Chỉ số CPI phản ảnh giá cả của hàng hóa trong nền kinh tế. Đối với ngành xây dựng thì giá cả của các vật liệu xây dựng là rất quan trọng, nhất là các loại vật tư chủ yếu như sắt, thép, xi măng, gạch, đá... Giá cả của các vật liệu này tăng kéo theo giá vốn của doanh nghiệp tăng (lĩnh vực thi công xây lắp và kinh doanh bất động sản).
- Ngoài ra chỉ số này các năm qua còn gắn liền với chính sách tiền tệ của Chính Phủ để điều tiết lạm phát. Điều này có nghĩa lãi suất ngân hàng sẽ biến động theo.
Lãi suất ngân hàng cũng là yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm. Nhất là đối với các doanh nghiệp xây lắp và kinh doanh bất động sản thì lãi suất ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành, quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.
Lãi suất ngân hàng biến động qua các năm như sau: (Lãi suất bình quân)
Nhìn chung tình hình kinh tế Việt Nam những năm qua với diễn biến của chỉ số lạm phát và lãi suất ngân hàng như đã phân tích trên cho thấy các doanh nghiệp bất động sản nói chung và CIC nói riêng đã bị ảnh hưởng đáng kể. Trong đó, chi phí giá vốn tăng lên hàng năm (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí lãi vay... ), điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vừa và nhỏ do khả năng về tài chính thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn
0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 LSNH
cùng ngành, dẫn đến giá bán thiếu cạnh tranh, tình hình tài chính thiếu ổn định, công trình thi công kéo dài do thiếu vốn, kéo theo hiệu quả dự án thấp.
2.4.1.2 Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật:
- Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có CIC.
- Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ Luật có liên quan đến ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thuế, Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản… nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo chủ trương, chính sách của Nhà nước.
- Nhà nước đã thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, họat động hiệu quả hơn. - Những năm vừa qua do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, vì thế để kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản thì Nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm đầu tư công có nghĩa là nhiều công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách sẽ bị cắt, giảm, giãn vốn đầu tư... điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu, doanh số hoạt động tư vấn xây dựng và thi công xây lắp các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách của Công ty.
- Ngoài ra các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản như quy định về hệ số nhân công, máy thi công, tiền lương tối thiểu... cũng ảnh hưởng đến chi phí thi công xây lắp, giá thành công trình nhà ở trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
- Luật nhà ở và các nghị định 71/NĐ-CP, thông tư 16/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở có hiệu lực đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty. Theo đó các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không được huy động vốn khi công trình chưa xong phần móng, điều này đã làm các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn.
- Gần đây nhất là Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và một số nghị định, thông tư của Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xem là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản hiện nay. Trong đó cụ thể là gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ với lãi suất 6%/ năm đã định hướng các doanh nghiệp vào phân khúc nhà ở xã hội như là một lối thoát cho hàng nghìn tỷ hàng tồn kho bất động sản của các doanh nghiệp.
2.4.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội:
- Đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản thì suy nghĩ, phong tục tập quán của từng nơi, từng vùng miền có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người phương tây có lối sống độc lập, thích du lịch, ở nhà thuê... trong khi người á đông thì quan niệm ngôi nhà là quan trọng. Họ tích luỹ nhiều năm để mua ngôi nhà thuộc sở hữu của mình. Vì vậy nhu cầu về nhà ở đối với người á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là rất lớn. Thời gian gần đây do đời sống càng ngày càng phát triển, những thế hệ người Việt Nam sau này không thích sống cùng với ông bà, bố mẹ như ngày trước mà muốn có ngôi nhà cho riêng mình. Do đó nhu cầu này càng lớn, tuy nhiên do họ là những gia đình trẻ, vốn tích luỹ thường không nhiều, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần nghiên cứu và có chiến lược kinh doanh phù hợp dành cho phân khúc thị trường này.
- Bên cạnh đó quan điểm về nhà ở của người dân ở những thành phố lớn khác với ở những các tỉnh nhỏ lẻ. Đối với người dân ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì do tốc độ phát triển đô thị nhanh nên người dân bắt đầu quen với các chung cư cao tầng, trong khi đó ở các tỉnh nhỏ lẻ thì quan điểm của người dân vẫn còn quen với căn nhà gắn liền trên đất, nên việc phát triển chung cư tại các địa phương này là thách thức lớn đối với doanh nghiệp bất động sản.
2.4.1.4 Môi trường dân số:
- Dân số và tốc độ tăng dân số phản ảnh nhu cầu nhà ở tại nước ta. Việt Nam là một nước đông dân, gần 90 triệu dân (thống kê năm 2013), đứng hàng thứ 13 trên thế giới về dân số. Với tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình khoảng 1,06% (2011 -
2012). Vì thế Việt Nam thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho lĩnh vực bất động sản nhất là trong thời gian gần đây.
- CIC có trụ sở nằm ở Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang, một trong những thành phố phát triển nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, một khu vực kinh tế năng động và phát triển nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và giáp ranh với Campuchia, Thái Lan. Với dân số của vùng chiếm khoảng 20,57% dân số cả nước và với tốc độ phát triển và đô thị hoá như hiện nay, nhu cầu về nhà ở và các khu vui chơi nghỉ dưỡng, các tổ hợp thương mại trong khu vực sẽ tăng cao trong những năm sắp tới. Tuy nhiên với dân số khoảng 230 ngàn dân và tốc độ tăng dân số hiện nay so với gần 300 ngàn ha đất dự án đô thị mới, cho thấy tốc độ phát triển nhà ở tại thành phố đang nhanh hơn rất nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp bất động sản phải thận trọng khi quyết định đầu tư hoặc để đưa ra các chính sách kinh doanh phù hợp.
2.4.2 Môi trường vi mô: 2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh: 2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh:
- Cạnh tranh là yếu tố khách quan, là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.
- Xác định phạm vi ngành và đối thủ cạnh tranh: Tương ứng với các nhóm sản phẩm của công ty thì “ngành” được xác định bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm của CIC.
- CIC có nhiều ngành kinh doanh, tuy nhiên như đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh bất động sản của Công ty. Vì thế bức tranh về đối thủ cạnh tranh của CIC được thể hiện theo từng phân khúc thị trường như sau:
Bảng 2.5: CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH CỦA CIC Nhóm Dự án CIC đang
thực hiện Đối thủ chính
Dự án có phân khúc thị trường thu nhập cao
KDC Trung tâm thương mại Rạch Sỏi, Rạch Giá
Khu đô thị mới Phú Cường, phường An Hòa, TP Rạch Giá (*)
Dự án có phân khúc thị trường thu nhập trung bình
KDC đường Trần Quang Khải; KDC đường Phan Thị Ràng; KDC Bến xe tỉnh
Khu đô thị mới Phú Cường, phường An Hòa, TP Rạch Giá (*) Dự án có phân khúc thị trường thu nhập thấp