Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 77 - 82)

VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

2.6.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):

Với những điểm mạnh và điểm yếu đã được phân tích, chúng tôi xây dựng ma trận đánh giá nội bộ IFE như sau:

Bảng 2.15: MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG IFE

Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan

trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng 1. Sự đồng thuận trong Ban lãnh đạo 0,12 4 0,60 2. Nhân viên có trình độ cao và có tâm huyết

trong công việc

0,09 3 0,36

3. Thương hiệu, uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

0,09 3 0,27

4. Sản phẩm đa dạng, sản xuất khép kín 0,07 3 0,27 5. Cơ sở vật chất, công nghệ, máy móc thiết

bị trong lĩnh vực tư vấn, thi công xây lắp luôn mới và hiện đại

0,13 4 0,28

6. Tài chính thiếu ổn định 0,12 2 0,26

7. Chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chậm đổi mới

0,07 2 0,24

8. Chi phí cao, giá bán chưa hợp lý 0,08 2 0,14 9. Hoạt động marketing thiếu chuyên nghiệp 0,08 1 0,08 10. Công tác bảo hành hậu mãi chưa thực

hiện tốt

0,12 1 0,08

Tổng cộng 1,00 2,58

Ghi chú:

 Mức quan trọng điểm từ 0 đến 1

 Phân loại: 4 là mạnh nhiều, 3 là mạnh ít, 2 là yếu ít, 1 là yếu nhiều

 Điểm quan trọng= mức quan trọng * phân loại (Trung bình là 2,5)

Nhận xét:

• Ma trận IFE cho ta thấy tổng số điểm quan trọng là 2,58 tương đương với điểm trung bình là 2,5. Điều này khẳng định CIC đã tận dụng tốt các nguồn lực của mình về sự đồng thuận trong Ban lãnh đạo, cơ sở vật chất, công nghệ và trang thiết bị hiện đại trong sản xuất để kịp thời xử lý các khó khăn vướng mắc, giúp định hướng doanh nghiệp trung và dài hạn tốt; đồng thời rút ngắn được tiến độ sản xuất, giảm một

số hạng mục chi phí do vận dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới vào sản xuất. Bên cạnh đó CIC còn phát huy khá tốt lực lượng nhân sự có trình độ cao, thương hiệu mạnh và đa dạng hóa sản phẩm để giúp giữ vững thị phần, đưa công ty vượt qua khó khăn thử thách trong tình hình khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên CIC lại chưa khắc phục được những điểm yếu về quản trị tài chính, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và chính do công tác marketing yếu dẫn đến doanh nghiệp chậm nắm bắt thị trường, sản xuất ra sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; đồng thời với việc bảo hành hậu mãi chưa thực hiện tốt làm doanh nghiệp dần mất khách hàng, mất thị phần vào các đối thủ cạnh tranh.

2.6.3 Ma trận SWOT:

Từ kết quả phân tích các yếu tố môi trường như trên, chúng tôi rút ra được ma trận SWOT cho Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang như sau:

Bảng 2.16: MA TRẬN SWOT

S W

O T

CÁC CƠ HỘI (O) 1. An ninh chính trị ổn định

2. Văn bản pháp luật rõ ràng

3. Sự quan tâm, tin tưởng của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang

4. Sự ủng hộ của các khách hàng truyền thống 5. Sự hỗ trợ về tài chính của các ngân hàng thương mại

CÁC NGUY CƠ (T) 1. Suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao 2. Nguồn vốn vay gặp khó khăn, lãi suất cao

3. Luật và các quy định có liên quan đến đầu tư xây dựng và huy động vốn của chủ đầu tư dự án

4. Tốc độ tăng dân số tại tp Rạch Giá chậm so với tốc độ phát triển nhà ở của các dự án trên địa bàn. 5. Tình hình cạnh tranh gây gắt

CÁC ĐIỂM MẠNH (S) 1. Sự đồng thuận trong Ban lãnh đạo

2. Nhân viên có trình độ cao và có tâm huyết trong công việc

3. Thương hiệu, uy tín trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

4. Sản phẩm đa dạng, sản xuất khép kín

5. Cơ sở vật chất, công nghệ, máy móc thiết bị trong lĩnh vực tư vấn, thi công xây lắp luôn mới và hiện đại

CÁC ĐIỂM YẾU (W) 1. Tài chính thiếu ổn định 2. Chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã chậm đổi mới

3. Chi phí cao, giá bán chưa hợp lý

4. Hoạt động marketing thiếu chuyên nghiệp

5. Công tác bảo hành hậu mãi chưa thực hiện tốt

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 là bức tranh tổng thể về CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang (CIC) qua việc giới thiệu sơ lược về quy mô, ngành nghề, sơ đồ tổ chức và kết quả hoạt động 3 năm gần nhất của doanh nghiệp. Từ đó phân tích toàn bộ các hoạt động, các yếu tố môi trường bên trong của công ty như: marketing với các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động chiêu thị và chăm sóc khách hàng; sản xuất với các yếu tố như lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, quản lý chất lượng, máy móc thiết bị; các mặt nguồn nhân lực, tài chính kế toán, nghiên cứu phát triển... Chúng tôi đã rút ra được các điểm mạnh và điểm yếu của CIC, đồng thời cũng xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.

Ngoài ra, chương 2 cũng tập trung phân tích môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô để có được bức tranh tổng thể về môi trường cạnh tranh, môi trường hoạt động của doanh nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động. Qua đó chúng tôi nhận diện được các cơ hội và mối đe dọa mà CIC có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình, đồng thời chúng tôi cũng xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để cho thấy khả năng thích ứng, đối phó của doanh nghiệp với môi trường.

CHƯƠNG 3:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CTCP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)