Môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 61 - 66)

VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

2.4.2 Môi trường vi mô:

2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh:

- Cạnh tranh là yếu tố khách quan, là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp.

- Xác định phạm vi ngành và đối thủ cạnh tranh: Tương ứng với các nhóm sản phẩm của công ty thì “ngành” được xác định bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm các sản phẩm của CIC.

- CIC có nhiều ngành kinh doanh, tuy nhiên như đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh bất động sản của Công ty. Vì thế bức tranh về đối thủ cạnh tranh của CIC được thể hiện theo từng phân khúc thị trường như sau:

Bảng 2.5: CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CHÍNH CỦA CIC Nhóm Dự án CIC đang

thực hiện Đối thủ chính

Dự án có phân khúc thị trường thu nhập cao

KDC Trung tâm thương mại Rạch Sỏi, Rạch Giá

Khu đô thị mới Phú Cường, phường An Hòa, TP Rạch Giá (*)

Dự án có phân khúc thị trường thu nhập trung bình

KDC đường Trần Quang Khải; KDC đường Phan Thị Ràng; KDC Bến xe tỉnh

Khu đô thị mới Phú Cường, phường An Hòa, TP Rạch Giá (*) Dự án có phân khúc thị trường thu nhập thấp KDC Thu nhập thấp, phường Vĩnh Quang - Nhà ở chính sách Sư Thiện Ân; Nhà ở thu nhập thấp đường Tú Xương (Quỹ đầu tư phát triển Kiên Giang) - Khu đô thị mới và dân cư phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá (UBND TP Rạch Giá) - Khu nhà ở thu nhập thấp đường Nguyễn Cư Trinh, phường Vĩnh Quang, Rạch Giá (Công ty TNHH MTV Phát triển Nhà Kiên Giang) - Khu đô thị bờ biển Rạch Giá, phường Vĩnh Quang (UBND TP Rạch Giá)

(*): Khu đô thị phức hợp biển Phú Cường do Công ty Cổ phần kinh doanh bất động sản Phú Cường (Phú Cường) làm chủ đầu tư. Công ty Phú Cường mới thành lập năm 2009 sau khi trúng đấu giá khu 4, khu 5 thuộc dự án Khu đô thị mới Lấn biển tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Là thành viên trong tập đoàn Phú Cường với ngành nghề truyền thống là kinh doanh thủy hải sản từ Cà Mau đến Kiên Giang, với ưu thế là tiềm lực tài chính rất mạnh, kinh nghiệm kinh doanh từ nhiều ngành nghề, nhiều địa bàn của Ban lãnh đạo

công ty và đặc biệt là sự linh động nhạy bén, dám đi trước đón đầu của loại hình doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh trên cả nước. Hiện tại, Phú Cường đang chiếm giữ 20% thị phần kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và đang có chiếu hướng gia tăng thị phần trong những tới do các chiến lược linh hoạt, phù hợp như: phương thức thanh toán linh hoạt, không lãi suất, giá bán nhà cạnh tranh do tiết kiệm được chi phí, sản phẩm đa dạng từ đất nền, nhà xây dựng thô đến nhà hoàn thiện, công tác quảng bá tiếp thị tốt.

­ Phân khúc thị trường thu nhập cao: là phân khúc sản phẩm cao cấp có giá trị nhà đất từ 2 tỷ trở lên. Ở phân khúc thị trường này, CIC đang triển khai dự án KDC Trung tâm thương mại Rạch Sỏi, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Do đây là vị trí đẹp nhất tại Rạch Giá, là nơi mua bán sầm uất, là nút giao thông giữa các tỉnh với Kiên Giang và của các huyện trong tỉnh, có đường bay, đường bộ và đường thủy... Về vị trí thì dự án này không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tuy nhiên nếu xét về giá trị căn nhà thì dự án Khu đô thị mới Phú Cường có một số vị trí đẹp và giá trị tương đương.

­ Phân khúc thị trường thu nhập trung bình: là phân khúc sản phẩm có giá trị nhà đất từ 1 tỷ - 2 tỷ. Các dự án của CIC thuộc phân khúc thị trường này gồm: KDC đường Trần Quang Khải; KDC đường Phan Thị Ràng; KDC Bến xe tỉnh. Tại phân khúc thị trường này sản phẩm cạnh tranh trực tiếp là dự án Khu đô thị mới Phú Cường. Với quy mô và giá trị nhà đất tương đương, vị trí và điều kiện như nhau, CIC hiện đang tìm các chiến lược kinh doanh thích hợp để thu hút khách hàng về với mình ở phân khúc thị trường này.

­ Phân khúc thị trường thu nhập thấp: là phân khúc sản phẩm có giá trị nhà đất từ 1 tỷ trở xuống. Dự án Khu dân cư thu nhập thấp Phường Vĩnh Quang là dự án đầu tiên tại thành phố Rạch Giá đón đầu phân khúc thị trường này. Được triển khai từ năm 2004, dự án Khu dân cư thu nhập thấp gần như không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại phân khúc thị trường này nên doanh số thu được từ dự án tương đối ổn định. Tuy nhiên đến năm 2012 đến nay, khi điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bắt đầu chú ý đến phân khúc thị trường này. Hàng loạt các dự án chính sách hoặc thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và một số huyện trong tỉnh thời gian gần đây đã làm giảm thị phần của CIC.

Việc lập ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động đến đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên trong của đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến mặt mạnh mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh được thành lập trên cơ sở ý kiến của Phòng Kinh doanh CIC kết hợp với sự phân tích đánh giá của tác giả:

Bảng 2.6: MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH CIC Cty Phú Cường Cty Phát triển Nhà Kiên Giang Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Đội ngũ ban lãnh đạo 0,12 4 0,48 3 0,36 2 0,24

Đội ngũ nhân viên 0,08 3 0,24 2 0,16 2 0,16

Tình hình tài chính 0,08 3 0,24 2 0,16 1 0,08 Uy tín, thương hiệu 0,09 4 0,36 2 0,18 2 0,18 Chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm 0,15 2 0,3 3 0,45 2 0,3

Quy mô hoạt động 0,08 3 0,24 2 0,16 2 0,16

Sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, ngân hàng… 0,08 4 0,32 2 0,16 2 0,16

Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp

0,1 3 0,3 2 0,2 2 0,2

Chiến lược kinh doanh hiệu quả

0,15 3 0,45 4 0,6 2 0,3

Khả năng đối phó với kinh tế suy thoái, lạm phát cao

0,07 2 0,14 2 0,14 2 0,14

Tổng cộng 1,00 3,07 2,57 1,92

Ghi chú:

 Mức quan trọng điểm từ 0 đến 1

 Phân loại: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên TB, 2 là TB, 1 là ít phản ứng Nhận xét:

o Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ta thấy Cty Phú Cường được 2,57 điểm thấp hơn CIC được 3,07 điểm. Cty Phú Cường có thế mạnh về chiến lược kinh doanh,

đội ngũ lãnh đạo và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên CIC lại có thế mạnh về đội ngũ lãnh đạo, uy tín thương hiệu, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, ngân hàng, đội ngũ nhân viên, tình hình tài chính, mối quan hệ với khách hàng

và chiến lược kinh doanh hiệu quả...

o Cty Phát triển Nhà Kiên Giang được 1,92 điểm cho thấy Cty Phát triển Nhà Kiên Giang có phản ứng gần như trung bình đối với các yếu tố, riêng yếu tố tài chính là ít phản ứng. Cty Phát triển Nhà Kiên Giang trước đây đầu tư nhiều vào các dự án xây nhà thô tại khu vực Lấn Biển, tuy nhiên hiện nay các dự án đã bán hết và hiện chỉ tập trung vào dự án Khu nhà ở thu nhập thấp đường Nguyễn Cư Trinh, phường Vĩnh Quang, Rạch Giá và một số dự án tại các huyện trong tỉnh do công ty không có nhiều thế mạnh so với các đối thủ hiện nay trên địa bàn thành phố Rạch Giá như CIC, Cty

Phú Cường.

2.4.2.2 Khách hàng:

Với việc xây dựng hệ thống phân phối mạnh là một trong những yếu tố sống còn của đơn vị, CIC đã áp dụng kênh phân phối hỗn hợp và đa dạng để có thể đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

CIC cũng xây dựng hệ thống phân phối bao gồm các đại lý, nhà môi giới để quảng bá, giới thiệu và tiếp thị mua bán các sản phẩm của Công ty. Các đại lý, nhà môi giới đều được Công ty hỗ trợ về cơ sở vật chất, đào tạo, cung cấp thông tin mới nhất về các dự án của Công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đại lý, nhà môi giới hoạt động hiệu quả.

Khách hàng của CIC cũng được phân chia theo từng phân khúc thị trường sản phầm.

- Đối với phân khúc thị trường thu nhập cao: khách hàng là những doanh nghiệp, tiểu thương, nhà đầu tư...

- Đối với phân khúc thị trường thu nhập trung bình: khách hàng là những người có thu nhập cao làm việc tại các công ty, doanh nghiệp; cán bộ công nhân viên...

- Đối với phân khúc thị trường thu nhập thấp: khách hàng là người lao động có thu nhập thấp, người làm công, cán bộ công nhân viên...

2.4.2.3 Nhà cung cấp:

Rủi ro của ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản bắt nguồn từ giá cả các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, đặc biệt là thép đang ở mức cao và chưa có xu hướng giảm, làm ảnh hưởng đến chi phí, tăng giá vốn đối với sản phẩm nhà ở của Công ty. Tuy nhiên, với uy tín hoạt động trong ngành, Công ty duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo giá cả cũng như chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào luôn hợp lý. Vì vậy, rủi ro về nguồn và giá nguyên vật liệu của Công ty là nằm trong khả năng kiểm soát.

Nguyên vật liệu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh xây lắp hiện nay được Công ty mua từ những nhà cung cấp có uy tín và đảm bảo chất lượng. Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính của Công ty hiện nay (thông qua Công ty CP Sản xuất và Kinh doanh Vật liệu Xây dựng Kiên Giang – công ty thành viên của CIC):

Bảng 2.7: MỘT SỐ NHÀ CUNG CẤP CHÍNH

Tên nguyên liệu Nhà cung cấp Ghi chú

Công ty CP Xi Măng Hà Tiên Xi măng

Công ty Xi măng Holcim Việt Nam

Cát

Mua lại từ những nhà cung cấp cát trong khu vực hoặc nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp ở Campuchia, ... Sắt thép Công ty Thép Miền Nam

Nguồn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang

Đối với các dự án trong hoạt động kinh doanh bất động sản (hoạt động chiếm hơn 70% tổng doanh thu hiện nay của Công ty), Công ty không chỉ trực tiếp tham gia xây lắp mà thông qua việc giao thầu cạnh tranh cho các nhà thầu khác. Một số nhà thầu chính thường cộng tác với Công ty hiện nay:

­ Công ty Cổ phần Xây dựng Kiên Giang ­ Công ty 756 Bộ Quốc Phòng

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng kiên giang đến năm 2020 (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)