* Hệ thống chính sách, pháp luật thuế
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hộị Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.
Hệ thống thuế mang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ .
* Người nộp thuế
Người nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của cơ quan thuế. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác quản lý thuế.
* Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một
phạm trù kinh tế - chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Cần phát huy chức năng của các toà án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế bảo đảm tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của nhà nước.
+ Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân Nhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp lý của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong trong điều khiển kinh tế quốc giạ Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đề bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế.