Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp hoạt động có hiệu quả, chức năng kiểm tra, thanh tra NNT càng cần phải được tăng cường. Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu cho NSNN.
Đối với công tác quản lý thuế TNDN thì công tác kiểm tra, thanh tra NNT được coi là mặt công tác chủ yếu, quan trọng hàng đầụ Chỉ thông qua kiểm tra, thanh tra NNT, cán bộ thuế mới nắm rõ được tình hình hạch toán, tính và kê khai nộp thuê TNDN của NNT có trung thực và đúng đắn không. Để quản lý thuế GTGT và thuế TNDN có hiệu quả cần tăng cường kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế. a) Kiểm tra tại cơ quan thuế: Việc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cần chú trọng những nội dung sau:
- Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quí chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quí phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc xác định thời hạn được căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định, có ghi đầy đủ các chỉ tiêu không. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.
- Kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ, cần chú ý các chỉ tiêu như: Doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ. Đối với các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ (nếu có) cần phải có thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình; các chỉ tiêu lỗ
được chuyển trong kỳ (nếu có); thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm (nếu có): Cần phải có thông báo yêu cầu người nộp thuế giải thích.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá để phát hiện và xác định mức độ rui ro từ hồ sơ kê khai thuế GTGT và BCTC của doanh nghiệp.
Với nguyên tắc gán điểm số theo từng chỉ tiêu được chia thành ba mức độ: rủi ro cao, rủi ro vừa, rủi ro thấp theo điểm số tương ứng là 2, 1, 0; đối với chỉ tiêu tỷ suất thuế GTGT trên doanh thu là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp vì vậy có trọng số là 2 (mức độ rủi ro cao), còn các chỉ tiêu còn lại ảnh hưởng trung bình đến thuế GTGT phải nộp nên có trọng số là 1.
Các chỉ tiêu để làm cơ sở phân loại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thể vi phạm trong công tác nộp thuế được thể hiện như sau:
a,Chỉ tiêu: Tỷ suất thuế GTGT phát sinh trên doanh thu
Chỉ tiêu 1 Cách tính cùng kỳ năm trước phát sinh năm nay Hiệu số Gán điểm xếp loại rủi ro Tỷ suất thuế GTGT phát sinh (Thuế GTGT đầu ra -
Thuế GTGT đầu vào) (A1-A0) < 0 2 Cao
(A1-A0) = 0 1 Vừa
A
Doanh thu Doanh thu
A0 A1
(A1-A0) > 0 0 Thấp
*Chỉ tiêu: Tỷ suất tạo thuế GTGT của HHDV
Chỉ tiêu 2 Cách tính Hiệu số Gán điểm Xếp loại rủi ro B<0 1 Cao Tỷ suất tạo thuế
GTGT của
HHDV (Ký hiệu: B)
Thuế GTGT Thuế GTGT bán ra trong kỳ - mua vào trong kỳ Doanh thu bán ra Giá trị mua vào
ra trong kỳ trong kỳ
* Chỉ tiêu: Đánh giá về mức độ tuân thủ nộp thuế GTGT của DN
Chỉ tiêu 5 Cách tính Kết quả Gán điểm Xếp loại rủi ro
Tổng số thuế GTGT đã nộp (Tính trung bình 2 năm) E ≤ 75% 2 Cao Tỷ lệ thuế GTGT đã nộp so với phải nộp (Ký hiệu : E) Tổng số thuế GTGT phải nộp (tính trung bình 2 năm) E > 90% 0 Thấp
b) Kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT
Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT chúng ta cần nhận dạng được hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp trên cơ sở đó tiến hành hiện tiếp các bước sau đây:
Bước 1: Phân tích đánh giá, tổng hợp, phân loại và lập kế hoạch kiểm tra ngay
từ đầu năm, đầu quý, đầu tháng trên cơ sơ dấu hiệu nghi ngờ của các doanh nghiệp từ kết quả kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế bảo đảm doanh nghiệp cần được kiểm tra, thanh tra tối thiểu từ 20 đến 25% trên tổng số doanh nghiệp quản lý.
Buớc 2: Lựa chọn cán bộ thật sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức để giao
nhiệm vụ trưởng đoàn kiểm tra, đặc biệt là những cuộc kiểm tra phạm vi hoạt động rộng, đa ngành.
Bước 3: Làm tốt công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm tra hết sức kỹ lưởng trước lúc
trình quyết định kiểm tra, tránh hình thức, các công việc cần chú trọng các bước như sau: - Phân tích hồ sơ kê khai tại cơ quan thuế nhằm tìm ra các mâu thuẩn phát sinh trong hồ sơ, cân đối, so sánh, đối chiếu các dữ liệu có liên quan nhằm tìm ra nội dung nghi ngờ để xác định những dấu hiệu vi phạm.
- Điều tra khảo sát những thông tin, tình hình đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp như mô hình tổ chức kinh doanh, các cơ sở trực thuộc, hình thức quản lý kinh doanh, cơ chế quản lý của doanh nghiệp, các biểu hiện vi phạm thường xẩy rạ..vv
- Xác định các loại thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp cho ngân sách mà doanh nghiệp phải thực hiện trong kỳ kiểm trạ
- Sau khi thực hiện công tác khảo sát, tổng hợp toàn bộ nội dung cần kiểm tra và lập đề cương, kiểm tra để trình lãnh đạo phòng xem xét bổ sung và trình duyệt với người ra quyết định kiểm trạ
- Sau khi có quyết định kiểm tra trưởng đoàn kiểm tra phải lập kế hoạch về thời gian kiểm tra cụ thể báo cáo với Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo chi cục, Lãnh đạo phòng.
Bước 4: Triển khai quyết định kiểm tra:
- Trước khi kiểm tra trưởng đoàn kiểm tra phải bao quát toàn bộ nội dung cần thiết cụ thể cho cuộc kiểm tra, rà soát đề cương đề từ đó phân công cho các thành viên kiểm tra cụ thể. Việc phân công dựa trên cơ sở năng lực, sở trường của từng thành viên trong đoàn để phân công.
- Kiểm tra một số nội dung cơ bản về những hành vi vi phạp pháp luật thuế thường xẩy ra, phương pháp kiểm tra xác định như sau:
a) Kiểm tra đối với các khoản chi phí để tính trừ thuế Giá trị gia Tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của người nộp thuế, thông thường một số doanh nghiệp đã có những hành vi làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp. Vì vậy công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm đòi hỏi cần phải tiến hành rộng rãi, sâu sắc để từng bước giảm rủi ro, thất thoát tiền thuế cho ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ cương phép nước; Đặc biệt là trong giai đoạn bước đầu của cơ chế tự khai tự nộp về thuế. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm thường xẩy ra như sau:
1. Hành vi kê khai vốn pháp định theo giấy phép đăng ký kinh doanh cao hơn so với vốn góp thực tế;
2. Hành vi hạch toán liên quan tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp về người lao động;
3. Số dư tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán với cơ quan thuế chưa chi trả (trừ những doanh ngiệp có lập quỹ dự phòng);
4. Hạch toán các khoản chi phí liên quan đến khấu hao TSCĐ;
5. Hành vi hạch toán các chứng từ chi phí không có hoá đơn hợp pháp
6. Hành vi hạch toán các chứng từ hoá đơn không liên quan đến kết quả SXKD của doanh nghiệp;
7. Hạch toán chi phí các khoản dự phòng vượt mức hoặc số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, nhưng doanh nghiệp không hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác theo quy định tại thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.
8. Hạch toán chí nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.
b) Kiểm tra về doanh thu
Căn cứ vào báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng để tiến hành đối chiếu kiểm tra doanh thu trên sổ kế toán:
- Đối chiếu doanh thu trên sổ kế toán xem có khớp với các báo cáọ
- Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán trên các tài khoản, đối chiếu với hồ sơ, biên bản để xác định nguyên nhân và tính hợp pháp của các khoản giảm trừ.
- Kiểm tra các luồng tiền thanh toán trên, để làm rõ các khoản tiền có liên quan đến doanh thu, đối chiếu với hồ sơ khai thuế kiểm tra tính chính xác của hồ sơ khai thuế.
- Kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng, hoá vật tư để xác định xem doanh nghiệp có trốn doanh thụ
- Kiểm tra các báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư, hàng hoá đối chiếu với các tài khoản liên quan để phát hiện doanh nghiệp nhập kho vật tư, hàng hoá đúng giá trên hoá đơn nhưng ghi sổ với số lượng ít hơn. Như vậy, khi đưa vào sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa bán ra cao hơn thực tế nhập khọ Phần chênh lệch dôi ra về lượng sẽ là phần doanh nghiệp trốn doanh thu, trốn thuế GTGT và trốn thuế TNDN.
c) Kiểm tra kê khai miễn, giảm thuế
Trong thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp kê khai việc miễn giảm thuế không đúng với quy định để lợi dụng trốn thuế, tránh thuế TNDN như: Đăng ký địa bàn, ngành nghề kinh doanh nhưng thực chất trụ sở kinh doanh và ngành nghề kinh doanh không đúng như trong Giấy phép kinh doanh; kê khai việc mở rộng sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ mới nhưng không thực chất.
Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra việc kê khai miễn giảm của các doanh nghiệp với những nội dung nêu trên.
Bước 5: Xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra
Việc xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra cần cụ thể, rõ ràng, có cơ sở pháp lý, chứng cứ phải được lập biên bản theo nội dung vi phạm và được ký chấp nhận của đối tượng kiểm tra và cán bộ kiểm tra từ đó để làm cơ sở pháp lý cho việc kết luận và xử lý sau khi kết thúc kiểm trạ