- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định, có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách địa phương.
- Chỉ đạo các Ban ngành phối kết hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các các cơ quan khác: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Ngân hàng, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường...
- Chỉ đạo các Ban, ngành triển đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; xây dựng và ban hành quy chế khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các Ban, ngành nhằm phục vụ tốt cho việc cung cấp thông tin về NNT.
Kết luận Chương III.
Qua tình hình thực tế của công tác quản lý thuế của Chi cục thuế Thanh Chương đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn, tác giả đưa ra một số giải pháp trong công tác quản lý thuế và về mặt kinh tế xã hộị
Đối với công tác quản lý thuế, tác giả tập trung vào giải pháp về công tác tổ chức, nhân sự, tuyên truyền hỗ trợ, thanh kiểm tra, khai thuế và nộp thuế; biện pháp phân loại nợ, quản lý nợ. Một mặt tăng cường, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của ngành, mặt khác phối hợp với cơ quan ban ngành địa phương để thực hiện đồng bộ, đa dạng, có hiệu quả nhất các giải pháp góp phần thu đúng, thu đủ tiền thuế. Bên cạnh đó tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan đến công tác ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế và một số chính sách liên quan nhằm phối hợp đồng bộ trong công tác thu thuế.
KẾT LUẬN
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, để chính sách pháp luật thuế đi vào cuộc sống, được mọi người hiểu, thực hiện đúng và ủng hộ là điều không dễ. Đối với các cơ sở kinh doanh áp dụng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đầy đủ thì việc chấp hành chính sách thuế đã trở thành thói quen, các cơ sở kinh doanh đã phần nào chủ động tìm hiểu về thuế. Đối với hộ kinh doanh thì việc tiếp cận chính sách thuế vẫn còn nhiều hạn chế do tư tưởng kinh doanh mang tính nhỏ lẻ.
Trong luận văn: “Quản lý thuế GTGT và Thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”, đã tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và tìm ra giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN trên địa bàn. Cục thể, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau đây:
1. Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về quản lý thuế GTGT và Thuế TNDN ; phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An trong những năm vừa quạ Đồng thời chỉ ra nguyên nhân và một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN. Cụ thể là:
- Những hạn chế về cơ cấu tổ chức bộ máy;
- Những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức viên chức còn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hoá công tác quản lý thuế;
- Những tồn tại về chính sách thuế GTGT và thuế TNDN hiện hành; - Những hạn chế về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu NNT;
- Những tồn tại trong việc thực hiện các chức năng quản lý thuế.
2. Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT và thuế TNDN trong thời gian tớị Các giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, những giải pháp tăng cường giám sát tuân thủ luật thuế của NNT, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, những giải pháp trên còn mang nhiều tính gợi mở. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp cùng toàn thể bạn đọc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi Cục thuế Thanh Chương (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết công tác
thuế.
2. Nghi quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Chương khoá 29.
3. Các báo cáo thông kê kinh tế xã hội huyện Thanh Chương giai đoan năm 2005 – 2010.
4. Lê Doãn Danh (2004), Quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải pháp đổi mới, luận văn thạc sĩ. 5. Vương Đình Chinh (2009), Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sĩ.
6. Trần Thị Mỹ Dung (2012). Tăng cường kiểm soát thuế GTGT tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ, luận văn thạc sĩ.
7. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2007), Luật Quản lý thuế.
8. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
9. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp.
10.Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật doanh nghiệp.
11.Tổng cục Thuế (2008), Hệ thống văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
12.Tổng cục Thuế (2007), Luật quản lý thuế & các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính.
13.Tổng cục Thuế (2009), Hướng dẫn mới về kê khai thế, Nhà xuất bản Hà Nộị 14.Cục thuế Nghệ An (2010,2011,2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế.. 15.Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
16.Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; 17.Nghị định 122/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
18.Nghị định 123/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng;
19.Nghị định 121/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng;
20.Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh ; 21.Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp năm 2008 và Nghị định 124/2008/NĐ-CP thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệpThông tư 18/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư 130/2008/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 124/2008/NĐ-CP;
22.Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ;
23.Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP
24.Quyết định số 2026 /2008/QĐ-CT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Cục trưởng cục Thuế Nghệ An.
25.Quyết định số 2025 /2008/QĐ-CT ngày 31 tháng12 năm 2008 của Cục trưởng cục Thuế Nghệ An.
26.Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh kèm theo Quyết định số: 2248 QĐ- TCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Tổng cục Thuế
Các trang web:
http://www.gdt.gov.vn http://www.mof.gov.vn http://www.nghean.gov.vn
PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU
PHỤ LỤC 1:
BIỂU TỈ LỆ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (%) TRÊN DOANH SỐ ÁP DỤNG TÍNH
THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2026 /2008/QĐ-CT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Cục trưởng cục Thuế Nghệ An)
Tỷ lệ GTGT STT Nhóm ngành nghề Khu vực II Khu vực III Khu vực IV Khu vực V Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản; khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thảị
25 20 16 22
Ị
Riêng “sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn” trong nhóm 331 của nhóm "Công nghiệp chế biến và chế tạo”; hoạt động gia công.
28 23 20 25
IỊ Xây dựng
1. Có bao thầu NVL 27 20 15 25 2. Không bao thầu NVL 37 28 23 33
IIỊ
Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác 1. Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng Riêng bán buôn - Bán buôn - Bán lẻ 7 4 3 6 2. Bán vàng bạc, đá quý, xe hai bánh gắn máy (gồm cả xe đạp điện) 5 3 2 4
3.
Riêng hoạt động “bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác”
28 23 20 25
4. Môi giới, đấu giá 37 30 25 35 5. Đại lý hưởng hoa hồng 37 30 25 35
IV. Vận tải kho bãi
1. Vận tải hành khách 27 20 15 25 2. Vận tải hàng hóa 22 17 15 20 3. Riêng "Kho bãi và các hoạt động hỗ
trợ cho vận tải" 37 30 25 35
V. Dịch vụ ăn uống 32 22 17 25
VỊ Dịch vụ lưu trú và dịch vụ khác
1. Dịch vụ lưu trú
ạ Cho thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng; cho người nước ngoài thuê nhà; cho thuê máy móc, thiết bị
37 30 25 35
b. Cho học sinh, sinh viên, công nhân khu lao động thuê nhà; cho các đối tượng khác thuê nhà để ở. 32 25 20 30 c. Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ 37 30 25 35 2. Dịch vụ cầm đồ 37 30 25 35 3. Dịch vụ khác 33 28 25 30
PHỤ LỤC 2:
BIỂU TỈ LỆ (%) ẤN ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRÊN DOANH THU ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2025 /2008/QĐ-CT ngày 31 tháng12 năm 2008 của Cục trưởng cục Thuế Nghệ An)
Tỉ lệ TNCT STT Ngành nghề Khu vực II Khu vực III Khu vực IV Khu vực V
1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản; khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khi đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thảị
Riêng:
- Hoạt động gia công, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
11 23 9 19 8 17 10 21 2 Xây dựng Trong đó:
- Xây dựng có bao thầu NVL - Xây dựng không bao thầu NVL
11 19 9 17 8 16 10 18
3 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô,
môtô, xe máy và xe có động cơ khác.
Trong đó:
- Bán buôn, bán lẻ hàng hoá
- Bán vàng bạc, đá quý, xe hai bánh gắn máy
- Đại lý hưởng hoa hồng
- Sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác 5 3 35 25 3 2 28 19 2 1.5 23 17 5 2.5 33 23 4 Vận tải kho bãị Trong đó: - Vận tải hành khách - Vận tải hàng hoá 13 13 11 11 10 10 12 12
- Cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hoá - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải 28 33 24 27 20 23 26 30 5 Dịch vụ ăn uống. Riêng:
- Nhà hàng, quán rượu, bia, quầy bar
23 28 18 20 14 15 21 23 6 Dịch vụ lưu trú và dịch vụ khác. Trong đó:
- Cho thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng; cho người nước ngoài thuê nhà; kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ.
- Cho học sinh, sinh viên, công nhân khu lao động thuê nhà; cho các đối tượng khác thuê nhà để ở.
- Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm theo người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình, cho thuê tài sản khác. - Cầm đồ. - Dịch vụ khác 35 30 35 35 28 28 23 28 28 25 23 17 23 23 23 32 27 32 30 27
Phụ lục 3: Quy trình quản lý thuế tại địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
1 Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ
Các cơ sở tự tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Luật Quản lý thuế. Khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.
* Khai thuế:
Đối với loại thuế khai theo tháng, quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quy định.
Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế.
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (5) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
* Thời gian nộp hồ sơ khai thuế:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng (áp dụng thuế GTGT) chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý (áp dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính)chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (áp dụng tờ khai quyết toán thuế TNDN) chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
* Công tác kiểm tra, thanh tra
-Danh sách NNT phải kiểm tra hồ sơ khai thuế được lập trên cơ sở tổng hợp mức độ rủi ro về thuế từ các tiêu chí xác lập từ hồ sơ khai thuế của NNT như quy mô về doanh thu, số thuế phát sinh; về loại hình doanh nhiệp; về tỷ lệ nợ đọng thuế; về lỗi tuân thủ pháp luật thuế như nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc không nộp đúng hạn các loại hồ sơ, khai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần...; về tỷ suất thuế GTGT và Thu nhập trên doanh thu; về rủi ro kê khai như có số thuế GTGT âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ không đầy đủ cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được. Ngoài ra còn căn cứ vào thông tin cơ quan thuế thu thập từ các cơ quan bên ngoài như từ ngân hàng, kho bạc, kiểm toán, tài nguyên môi trường, kế hoạch đầu tư...., từ sự chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên
- LĐP Kiểm tra thuế căn cứ danh sách NNT phải kiểm tra được lập tiến hành rà soát, kiểm tra và cân đối với nguồn lực hiện có nhằm thực hiện: ưu tiên kiểm tra hồ sơ