Để bảo đảm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách thuế phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như đáp ứng các yêu cầu của xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thuế phải nhằm mục tiêu:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ ngành thuế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt và có tinh thần phục vụ nhân dân, đất nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ, năng lực chỉ đạo điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng đoàn kết tập hợp anh em.
Để đạt được mục tiêu trên, công tác đào tạo cán bộ cần thực hiện theo hướng sau: - Đào tạo cán bộ theo hướng chuyên môn hóa sâu theo từng chức năng công việc, phù hợp với mô hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế.
- Trang bị kiến thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn, bảo đảm cán bộ có khả năng tốt trong việc phân tích, đánh giá khả năng thực thi của chính sách thuế làm cơ sở cho hoạch định chính sách thuế cũng như đề xuất các biện pháp quản lý thụ
- Đào tạo một lực lượng cán bộ thực sự giỏi, cán bộ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm quản lý để đảm đương công việc mũi nhọn của ngành và các lĩnh vực quản lý thuế phức tạp, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ trong quá trình hội nhập khu vực.
Tăng cường giáo dục tư tưởng, củng cố và nâng cao nhận thức của cán bộ thuế. Thấm nhuần tư tưởng: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mỗi công chức thuế đều phải nhận thức rõ ràng vai trò và vị trí quan trọng của người nộp thuế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phải hiểu mỗi đồng tiền thuế là từng giọt mồ hôi, nước mắt và sức lực của nhân dân đóng góp để xây dựng đất nước. Vì vậy, nhân dân, các doanh nhân là những người phải được trân trọng hơn bao giờ hết. Cơ quan Thuế, cán bộ thuế phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cho người nộp thuế thực hiện tốt nhất nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đồng thời là người thay mặt Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Chính vì vậy, hơn ai hết, cán bộ thuế phải là người chấp hành nghiêm chỉnh nhất pháp luật của Nhà nước, phải có quan điểm đúng về vị trí của người nộp thuế trong xã hội và vị trí của bản thân trong mối quan hệ với người nộp thuế để có hành vi ứng xử phù hợp, thể hiện đúng phẩm chất, tác phong của cán bộ cơ quan công quyền nhà nước.
Xây dựng và thực hiện tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả, chuẩn mực đạo đức của cán bộ thuế tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng và cán bộ thuế các cấp trong việc thực thi nhiệm vụ của ngành. Quy định các tiêu chuẩn cụ thể đánh giá kết quả công tác của từng loại cán bộ. Đánh giá cán bộ chủ yếu căn cứ vào kết quả công tác (số lượng và chất lượng công việc được giao) coi trọng tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, chính trị.
Coi trọng và tăng cường giáo dục tình yêu và lương tâm nghề nghiệp cho cán bộ, công chức. Một khi con người có văn hóa, có lương tâm, biết trọng danh dự thì cũng có thể từ bỏ được thói hư, tật xấụ Vì vậy, phải luôn giáo dục các giá trị, chuẩn mực đạo đức và truyền thống tốt đẹp của ngành ngay từ nội dung thi tuyển công chức để khắc sâu trong tâm trí công chức ngay từ khi mới được tuyển dụng.
Tăng cường và đổi mới về nội dung, phương pháp công tác cán bộ, đặc biệt là việc xây dựng tiêu thức và thực hiện đánh giá cán bộ một cách nghiêm túc, không hình thức, thực hiện dân chủ, công khai trong công tác cán bộ. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác cán bộ, từ tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, luân chuyển đến đào tạo, bồi dưỡng. Lấy công tác cán bộ là khâu đột phá đầu tiên, con người là yếu tố quyết định mọi thắng lợị Đồng thời, cần xây dựng quy chế quy định trách nhiệm cán bộ, công chức một cách rõ ràng và công khaị Đổi mới và hoàn thiện các thể chế để cán bộ phát huy đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ được giaọ Tăng cường thanh tra, kiểm tra công cụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.
Triển khai công tác luân chuyển cán bộ và luân phiên công việc theo quy chế của ngành, nhằm hạn chế tiêu cực, khắc phục sự bảo thủ, trì trễ do ổn định quá lâu một công việc gây rạ