Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của các nước trên thế Giới, Chúng ta có thể rút ra được một số gợi ý cho công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho Việt Nam như sau:
Thư nhất: Tạo điều kiện để người nộp thuế tuân thủ tốt các nghĩa vụ thuế của mình. Việc tự nguyện tuân thủ đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ đối tác giữa cơ quan thuế với người nộp thuế.
Thứ hai : Luật quản lý thuế là cơ sở pháp lý cho quản lý thuế nên cần có những bổ sung, chỉnh sửa kịp thời, hợp lý để bao quát và công bằng trong các mối quan hệ kinh tế.
Thứ ba: Để chống thất thu thuế trước hết chúng ta phải xây dựng được một số chỉ tiêu đánh giá công tác nộp thuế ở các doanh nghiệp để tiến hành thanh tra, kiểm trạNhưng muốn làm được điều này trước hết chúng ta phải thực hiện công tác quản lý nguồn lực ở cơ quan thuế, xác định tổng số nhân viên sử dụng cho chức năng quản lý thuế, số nhân viên cho từng công việc cụ thể.
Tăng cường sử dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng dịch vụ điện tử hiện đại, loại bỏ những công việc trồng chéo, giảm thủ tục, giấy tờ cho đối tượng nộp thuế, đẩy nhanh việc hoàn thuế, nắm bắt nhanh hơn dữ liệu của đối tượng nộp thuế. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế.
Kết luận chương Ị
Trong chương I giúp chúng ta có một cách nhìn tổng quát về Luật thuế GTGT và thuế TNDN ở việt Nam cũng như các Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN trên thế giới từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về công tác quản lý thuế giai đoạn hiên nay tại Việt Nam hiện nay cũng như cho ta các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện đề tài nàỵ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI
CHI CỤC THUẾ HUYỆN THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN