Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT luôn được Chi cục thuế huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An quan tâm hàng đầu bằng việc đa dạng hoá hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyên truyền, hỗ trợ về thuế qua đó nâng cao đuợc tính tự giác và tuân thủ pháp luật thuế của NNT góp phần tăng thu NSNN.
+ Công tác tuyên truyền tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời Luật quản lý thuế; những nội dung mới, những sửa đổi bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đĩa, giảm thuế, giãn thuế, tạm hoàn thuế theo tinh thần Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo cho NNT thực hiện kịp thời, đúng quy định; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Ban Tuyên giáo huyện Ủy, các ủy ban nhân xã phường, thị trấn trên địa bàn, các cơ quan báo chí để
Đặc biệt năm 2012 do chính sách thuế TNDN có nhiều thay đổi liên quan đến như Thông tư 06/2012/TT-BTC về thuế GTGT; 123/2012/TT- BTC về thuế TNDN; Thông tư 80/2012/TT-BTC về đăng ký thuế, Nghị quyết 13/NQ – CP của Chính phủ; Nghị quyết 29 của Quốc hội như miễm, giảm, gia hạn thuế GTGT và thuế TNDN nên công tác tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp được chú trọng. Qua Bảng 2.6 ta thấy công tác tuyên truyền chính sách thuế ngày càng được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Chi cục thuế Thanh Chương luôn cố gắng đổi mới về phương pháp và nội dung. Do vậy, số người bình quân/ cuộc tập huấn, đối thoại ngày càng tăng lên.
Bảng 2.6: Kết quả công tác tuyên truyền
Tập huấn Đối thoại
Năm
Số lớp Số lượt người Số cuộc Số người Số bài báo
2010 40 1.926 15 79 34 2011 36 2.071 45 106 67 2012 43 2.874 53 203 58
Nguồn: Chi cục thuế Thanh Chương
+ Công tác hỗ trợ người nộp thuế: Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc tiếp cận các chính sách thuế bằng nhiều hình thức như: tổ chức đường dây nóng, tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn, trả lời, đối thoại, tập huấn, phổ biến chính sách, giải đáp vướng mắc...của NNT trong quá trình kê khai (xem Bảng 2.7), nộp thuế một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; công khai các thủ tục giảm, giãn, hoàn thuế tại bộ phận “Một cửa”; thường xuyên phối hợp với các ngành tổ chức các cuộc đối thoại với
doanh nghiệp để nắm bắt và giải đạp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về pháp luật thuế cho người nộp thuế.
Bảng 2.7: Kết quả hỗ trợ NNT
Đơn vị tính: Lượt
Năm Trả lời trực tiếp tại CQT Trả lời qua điện thoại Trả lời bằng văn bản
2010 36 124 9
2011 45 97 17
2012 54 324 35
(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010, 2011, 2012)
2.4.2.2 Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
* Đăng ký thuế :
Quản lý được số lượng cơ sở kinh doanh là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được cơ sở kinh doanh thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt, thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng cơ sở kinh doanh đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp lãnh đạo cơ quan thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của các cơ sở kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của cơ sở kinh doanh, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả nhất . Thực chất của việc quản lý cơ sở kinh doanh đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã số thuế, theo quy định của luật thì mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động (trừ trường hợp chuyển địa điểm, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đăng ký lại kinh doanh, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp).
Với việc phân cấp việc cấp mã số thuế hộ cá thể cho các Chi cục Thuế, tại Văn phòng Cục Thuế chỉ thực hiện đăng ký và cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp đã làm giảm bớt thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Kể từ ngày 01/6/2007 Cục Thuế đã phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Công An tỉnh thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, con dấu qua “Một cửa liên thông” của tỉnh. Việc thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” đã được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, đúng thời gian quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Từ số liệu Bảng 2.8 và Biểu đồ 2.2 ta thấy đặc biệt năm 2010 số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế lớn gần bằng tổng đăng ký mã thuế của 2 năm 2011 và
2012 cộng lạị Nguyên nhân, là do trong hai năm 2011 và năm 2012 tiếp tục chịu ảnh hưởng của nên kinh tế thế giới cũng như các hạn chế đầu tư công.
Bảng 2.8: Kết quả đăng ký, cấp mã số thuế doanh nghiêp
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Số lượng DN được cấp mã số thuế
TT Loại hình doanh nghiệp
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Công ty TNHH 23 6 2 2 Công ty cổ phần 3 7 1 3 DNTN 17 22 5 4 Hộ gia đình cá thể 1461 780 887 5 Hợp tác xã 1 0 2 Tổng cộng 1505 815 897
Nguồn: Chi cục thuế Thanh Chương
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 số lượng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Năm
Số doanh nghiệp đăng ký mã số thuế giai đoạn năm 2010 - 2012
Series2 Series1
Biểu đồ 2.2. Tình hình DN phát sinh qua các năm 2010 - 2012
* Quản lý kê khai, nộp thuế
Công tác quản lý kê khai, nộp thuế GTGT và Thuế TNDN được Chi cục thuế huyện Thanh Chương thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo Quy trình quản lý khai
1 5 0 5 8 1 5 8 9 7
thuế, nộp thuế và kế toán thuế, ban hành kèm theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ cho các hoạt động của cơ quan thuế như: Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu từ đó đề ra các biệm pháp quản lý thu có hiệu quả; phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh ta kỉêm trạ
Thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp thuế”, theo đó NNT khai thuế GTGT và thuế TNDN tạm tính theo quý (mẫu số 01A/TNDN, 01B/TNDN, Mẫu số 01/GTGT, 02/MT-GTGT) cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; Khai thuế GTGT và thuế TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (mẫu số 02/TNDN) chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế; Khai thuế GTGT và thuế TNDN theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu chịu thuế theo tháng, theo lần phát sinh, khấu trừ từ tiền hoa hồng đại lý theo tháng (mẫu số 04/TNDN, 05/TNDN) thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Để tạo điều kiện cho NNT trong quá trình kê khai thuế, bắt đầu từ năm 2010 Chi cục Thuế huyện Thanh Chương đã tổ chức triển khai ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) bằng công nghệ mã vạch hai chiềụ Đến nay, gần 100% các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế bằng ứng dụng HTKK.
Việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính. NNT có thể nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua đường bưu điện. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế và đọc vào ứng dụng Quản lý thuế thông qua thiết bị mã vạch hai chiềụ Bộ phận nhận hồ sơ khai thuế chuyển tờ khai cho bộ phận Kê khai- Kế toán thuế để xử lý.
Đồng thời với việc nộp hồ sơ khai thuế, NNT trực tiệp nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước với hạn nộp cùng với hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Căn cứ vào tình hình kê khai của NNT, Bộ phận Kê khai- Kế toán thuế thức hiện việc đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổng thể của quy trình kê khai- kế toán thuế
Quy trình nộp thuế của NNT được minh hoạ theo sơ đồ 2.3:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình nộp tiền thuế của người nộp thuế
Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai thuế do NNT lập và gửi đến CQT; các thông báo nộp thuế do CQT lập và gửi cho NNT; các Quyết định xử lý về thuế của CQT; các chứng từ nộp tiền thuế, tiền phạt của NNT; lệnh thu NSNN do cơ quan thuế lập để trích tiền từ tài khoản của NTT nộp vào NSNN để xác định đầy đủ, chính xác, kịp thời nghĩa vụ thuế phát sinh và thực hiện thanh toán thuế của NNT.
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ năm 2007 đến nay, bộ phận kế toán thuế đã phối hợp tốt với Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán kịp thời số tiền thuế, tiền phạt của NNT, xử lý kịp thời các vướng mắc trong luân chuyển chứng từ và giải quyết tốt thủ tục thoái trả tiền thuế, tiền hoàn thuế cho NNT; thông qua hoàn thuế đã tiến hành thu nợ thuế của nhiều doanh nghiệp với số tiền thuế lên đến hàng chục tỷ đồng.
2.4.2.3. Quản lý thông tin người nộp thuế
Để phục vụ cho công tác quản lý thuế trên địa bàn, trong những năm qua Chi Cục Thuế Thanh Chương đã tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin NNT.
Ứng dựng Đăng ký và cấp mã số thuế: Đây là ứng dụng cốt lõi của ngành thuế
để tạo cơ sở cho việc quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế và quản lý thuế. Tính đến 31/12/2012, ứng dụng đã cập nhật và lưu giữ toàn bộ thông tin kê khai đăng ký thuế của các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đã trợ giúp các cơ quan thuế tra cứu thông tin, kiểm soát tư cách pháp nhân, hoạt động của tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn. Đồng thời, ứng dụng còn trợ giúp tông hợp thống kê số tổ chức, cá nhân nộp thuế theo các tiêu thức khác nhâu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan trên địa bàn.
Hệ thống ứng dụng Quản lý thuế: Đã thực hiện tự động hoá hầu hết các khâu
trọng tâm của quá trình quản lý thu thuế như: xử lý tờ khai tính thuế, tính nợ thuế và theo dõi tình hình thu nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế; in thông báo thuế, xử lý các kết quả truy thu, quyết định miễn, giảm, hoàn thuế; cung cấp một số thông tin hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế; xử lý chứng từ nộp tiền thuế để chấm bộ thuế; tổng hợp lập các báo cáo kế thuế, thống kê thuế theo chế độ quy định.
Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế: Đã trợ giúp theo dõi, xử lý việc in ấn,quản lý
kho ấn chỉ; theo dõi tình hình hình sử dụng hoá đơn, ấn chỉ trong từng đơn vị thuế, từng đối tượng nộp thuế; xử lý việc thanh toán ấn chỉ giữa các cấp trong ngành thuế, thanh toán với cơ quan ngoài, với doanh nghiệp, tính phí phát hành; theo dõi tổn thất và xử lý tổn thất ấn chỉ; phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra; truyền nhận dữ liệu giữa các cấp phục công tác tra cứu, đối chiếu khai thác số liệu ấn chỉ trên mạng máy tính toàn ngành.
Ứng dụng Quản lý hồ sơ: Quản lý các giao dịch giữa tổ chức, cá nhân nộp thuế
Đăng ký thuế; kiểm soát việc chấp hành các các quy định của luật thuế trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp, xác định các hành vi không tuân thủ chính sách thuế (nộp chậm, không nộp tờ khai, không nộp quyết toán, v.v...). Ngoài ra chương trình còn kiểm soát việc tuân thủ qui trình trong nội bộ cơ quan thuế.
Ứng dụng phân tích tình trạng thuế: Hỗ trợ việc phân tích tình trạng thuế của
các cán bộ kiểm tra thuế, cán bộ Dự toán-Tổng hợp; cung cấp dữ liệu chi tiết và tổng hợp về số thuế kê khai, số thuế đã nộp, các quyết định ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, tình hình vi phạm kê khai, nộp thuế của từng doanh nghiệp cho cán bộ thuế khi thanh tra, kiểm trạ
Ứng dụng Quản lý nợ Thuế: Tự động rút và tính nợ thuế, phân tích tình trạng
nợ, tính phạt và theo dõi tình hình nợ quá hạn, biện pháp thu hồi và cưỡng chế nợ được áp dụng của cơ quan thuế đối với từng người nộp thuế.
Ứng dụng thanh tra kiểm tra: Phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến
độ thực hiện kế hoach thanh tra, kiểm tra; lưu giữ các kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp và kết xuất các báo cáo theo quy định.
Ứng dụng Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Lưu giữ báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; hỗ trợ cán bộ thuế phân tích các chỉ tiêu về vốn, lợi nhuận, tình hình thanh toán của các doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.
Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế đã đem lại những hiệu quả tích cực cho công tác quản lý thuế như: Góp phần tăng thu, cải tiến quy trình quản lý thuế, cung cấp thông tin thu - nộp thuế nhanh chóng, xoá bỏ cơ chế quản lý thuế khép kín, tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giảm mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế,... Hiệu quả nổi bật của ứng dụng tin học thể hiện ở những mặt sau:
- Xử lý thông tin chính xác hơn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của tính thuế, kịp thời nắm được tình hình nộp thuế và nợ thuế hàng ngày của từng tổ chức cá nhân nộp thuế, tính phạt nộp chậm kịp thời theo đúng Luật; trợ giúp phát hiện các trường hợp không kê khai thuế, kê khai bất hợp lý; giảm bớt thao tác xử lý thủ công.
- Trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời kịp thời hơn. Các thông tin về tình hình thu nộp thuế được truyền hàng ngày qua hệ thống mạng của ngành, các Chi cục
thuế được nối mạng có thuế tra cứu mã số thuế trên phạm vi toàn quốc, trợ giúp cho việc kiểm tra việc kê khai thuế, sử dụng hoá đơn thuế.
- Tăng tính tuân thủ của Luật thuế, tự giác kê khai nộp thuế và ý thức thực hiện nghia vụ thuế của tổ chức, cá nhân nộp thuế thông qua việc sử dụng mã số thuế, xử lý tính thuế và tính phạt trên máy tính.
- Tác động tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hành thu theo quy trình thu thuế thống nhất của ngành, phân công nhiệm vụ trách nhiệm giữa các bộ phận rõ ràng, hiệu quả hơn. Việc ứng dụng công nghệ tin học đã chia sẻ thông tin dùng chung, tăng cường việc kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận quản lý thu thuế nên góp phần tích cực vào việc giảm tiêu cực trong cán bộ thuế.
- Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Tin học hỗ trợ phát hiện các các dấu hiệu nghi ngờ về hành vi gian lận thuế để cung cấp phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn chặn, hạn chế các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách.
- Hỗ trợ công tác chỉ đạo: Hệ thống thông tin dăng ký thuế, cấp mã số thuế và