Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế gtgt và thuế tndn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 60)

Thanh tra, kiểm tra là công tác không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để công tác thanh tra, kiểm tra đi vào hoạt động một cách có nề nếp và mang

lại hiệu quả cao hơn. Tuy còn gặp không ít khó khăn từ việc ban hành đồng bộ các quy trình thanh tra, kiểm tra cũng như ý thức chấp hành kết luận kiểm tra của NNT có phần hạn chế song công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần vào kết quả thực hiện dự toán thu của toàn ngành.

Công tác kiểm tra, thanh tra được xác định là công tác trọng tâm trong công tác quản lý thuế theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp và tự quyết toán thuế, vì vậy luôn được sự quan tâm của Lãnh đạo Chi cục. Điều này được thể hiện từ việc tăng cường đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đến việc trang bị công cụ làm việc, xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đem lại những kết quả đáng kể, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quan lý thuế góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành.

Tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ doanh nghiệp vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh, doanh của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Chú trọng vào các doanh nghiệp lớn, có dấu hiệu rủi ro; các doanh nghiệp có những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế, các doanh nghiệp thường xuyên lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng; các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ 2 năm trở lên; kiểm tra trước và sau hoàn thuế.; kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra giá theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Tập trung vào những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu nhiều như: Khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh xe máỵ

- Kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế: Thực hiện Luật Quản lý thuế, kiểm tra thuế là lực lượng trực tiếp quản lý số thu NS toàn ngành theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp, tự quyết toán thuế. Thông qua chức năng kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, các phòng kiểm tra tại các đội kiểm tra tại Chi cục căn cứ vào hồ sơ khai thuế, sử dụng hệ thống ứng dụng phần mềm phục vụ Quản lý thuế để kiểm tra, phân tích hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện ra những sai sót trong quá trình kê khai, quyết toán thuế để yêu cầu doanh nghiệp kê khai bổ sung, điều chỉnh đối với những hồ sơ khai sai, khai thiếu với số thuế phải nộp. Chỉ tính riêng năm 2012, Chi cục thuế Thanh Chương đã kiểm tra 1.987 hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, phát hiện 88 hồ sơ khai sai và yêu cầu điều chỉnh số tiền thuế là 393 triệu đồng .

- Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Đây là bước tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện cán bộ thuế phải tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ, thông tin, các nghi vấn về doanh nghiệp, đề xuất giải pháp xử lý đối với những nội dung đã được làm rõ.

Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành theo kế hoạch, nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra quyết toán, kiểm tra chấp hành Luật thuế. Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT được thể hiện tai Bảng 2.11 dưới đây:

Bảng 2.10: Kết quả thanh tra kiểm tra thuế năm 2011 - 2012

Số lượng doanh nghiệp thanh

tra, kiểm tra Kết quả xử lý tỷ lệ Năm KH (DN) TH (DN) % Truy thu (Tr.đồng) Xử phạt (Tr. đồng) Cộng (Tr. đồng) Thuế xử lý bình quân 1 DN (Tr. Đồng) 2010 12 12 100 130 13 143 11.916667 2011 14 14 100 169 41 210 15 2012 17 19 111.76471 393 92 485 25.526316

Nguồn: Báo cáo Tổng kết thuế năm – Chi cục thuế Thanh Chương

- Công tác thanh tra thuế: Được thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế. Công tác thanh tra thuế chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế có rủi ro về thuế cao, các trường hợp tăng giá đột biến, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm pháp luật thuế, đồng thời khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Trong 3 năm qua, với số lượng cán bộ kiểm tra không nhiều nhưng kết quả trên cho thấy cán bộ thanh tra ngày càng vững vàng hơn trong chuyên môn cũng như xử lý kết quả. Từ công tác chuẩn bị thanh tra, tổ chức thực hiện. Các cuộc thanh tra trước khi ban hành Quyết định thanh tra đều được phân tích mức độ rủi ro, các mâu thuẫn trên tờ khai, quyết toán thuế. Do công tác chuẩn bị tốt nên đã khắc phục được tình trạng xác định nhầm đối tượng thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả thanh trạ Các cuộc thanh tra được tiến hành theo đúng quy trình, mục đích là thông qua thanh tra phát hiện và truy thu số thuế gian lận, khai sai và kịp thời chỉ ra các hành vi sai phạm, đề ra biện pháp để uốn nắn, khắc phục.

Từ Bảng 2.10 ta thấy, qua 3 năm Chi cục thuế Thanh Chương đã thực hiện 45 cuộc thanh tra với tổng số thuế truy thu 692 triệu đồng và xử phạt 146 triệu đồng. Song qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy rằng trong năm 2012 số nợ bị truy thu và xử phạt là cao nhất với tỷ lệ bình quân 01 doanh nghiệp bị xử lý là 25, 52 triệu đồng, điều này chứng tỏ rằng tình trạng kê khai và nộp thuế không đúng có chiều hướng tăng nhanh. Chính vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, đặc biệt là đối với thuế GTGT và thuế TNDN nhằm hạn chế thất thu thuế, làm tăng tính tuân thủ Luật Quản lý thuế và Luật thuế GTGT, thuế TNDN

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1 2 3 Series1

(Nguồn: Chi cục thuế Thanh Chương)

Biểu đồ 2.3: Truy thu và xử phạt thuế GTGT và thuế TNDN năm 2010 - 2012

Một phần của tài liệu quản lý thu thuế gtgt và thuế tndn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 60)