Một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào KH&CN của DN

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 64)

- Nhu cầu hình thành thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức các “Chợ công nghệ và thiết bị”

4.3.Một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào KH&CN của DN

4. Thực trạng, nhu cầu hoạt động R&D của doanh nghiệp chế biến Vĩnh Long

4.3.Một số nguyên nhân hạn chế của việc đầu tư vào KH&CN của DN

- Các DN Vĩnh Long hầu hết là DNNVV, nhu cầu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cũng như hợp tác với các cơ quan KH&CN và nghiên cứu đào tạo chưa hội đủ điều kiện.

- Trình độ công nghệ thấp nhưng nhu cầu ĐMCN của các DN không cao. Một số DN có hoạt động ĐMCN nhưng chủ yếu tập trung vào việc mua các máy móc, thiết bị bên ngoài, ít chú ý đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến và phát triển công nghệ.

- Hiện tại tiềm lực KH&CN (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực KH&CN) của đa số DN còn yếu, chưa có điều kiện để đầu tư và triển khai thực hiện. Đến nay còn trên 91% DN vẫn chưa hình thành được bộ phận chuyên môn làm công tác R&D, ngay cả khi DN có bộ phận này thì các hoạt động nghiên cứu khoa học cũng rất khiêm tốn. Cụ thể như Công ty dược và vật tư y tế Vĩnh Long có bộ phận NC&TK với 12 cán bộ nhưng gần 3 năm qua không tiến hành một nghiên cứu nào về phát triển công nghệ. Khi hỏi lý do tại sao người phụ trách bộ phận này cho biết: “Với điều kiện hiện tại thì nghiên cứu chẳng áp dụng được gì, mua công nghệ sẽ lợi hơn, vì công nghệ hiện đại trên thị trường thế giới quá nhiều. Nếu công ty có nhiều tiền thì mua công nghệ châu Âu, còn ít tiền thì mua công nghệ châu Á” (Lê Quang Trung-Phó Tổng giám đốc).

- Trong cơ chế khuyến khích DN đầu tư cho KH&CN còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện DN, nhất là DNNVV. Điều đáng quan tâm là hiện nay tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa hình thành các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN, quỹ đổi mới công nghệ của DN. Mặc dù theo quy định tại Ðiều 39 Luật khoa học và công nghệ về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của Bộ, ngành và địa phương; Quyết định số 36/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của DN đã có hiệu lực thi hành.

- Ngoài ra do sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình hoạt động KH&CN thời gian vừa qua tuy có tác dụng và hiệu quả nhất định nhưng do tính “bao cấp” còn phổ biến, nhất là trong NCTK,…do đó nhiều DN còn có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động trong đầu tư và phát triển các hoạt động KH&CN tại DN.

5. Kết luận chƣơng 2

Mặc dù hiện nay các DN đã có sự nâng cao nhận thức về vai trò của KH&CN trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế, song chỉ số ít DN tự đầu tư để nghiên cứu, ứng dụng khoa học và đổi mới, phát triển công nghệ, phần lớn DN còn lại (cả Nhà nước và tư nhân) vẫn trông chờ nguồn ngân sách Nhà nước để đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động thuộc lĩnh vực KH&CN, các DN hầu như rất thụ động trong việc huy động nguồn vốn từ các kênh khác như: Vốn đầu tư sản xuất, vốn kinh doanh, vốn hợp tác quốc tế …

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng hoạt động đổi mới công nghệ trong các DN ở Vĩnh Long thời gian gần đây đã có chuyển biến nhưng chưa có chiều sâu. Hiện tại, về năng lực cạnh tranh của DN dựa trên công nghệ còn yếu. Tỷ lệ máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại trong DN nói chung còn rất thấp. Nếu so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo mà cụ thể là từ

năm 2010-2015, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế thì các DN công nghiệp chế biến ở Vĩnh Long còn bộc lộ nhiều yếu kém bất cập như:

5.1. Nhận thức về vai trò KH&CN trong hoạt động DN còn hạn chế, việc đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN còn mang nặng tính tự phát, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Qua khảo sát, các ngành chế biến hiện nay chỉ mới ứng dụng KH&CN ở các DN xay xát chế biến gạo xuất khẩu, sản xuất nấm rơm muối,...trong khi các ngành chế biến nông sản khác như chế biến trái cây, nông sản thực phẩm khác chưa được đầu tư. Các ngành mũi nhọn có giá trị sản xuất cao như sản xuất hóa chất, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao như: sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác ....vẫn chưa được chú ý.

5.2. Số lượng DN nhiều nhưng qui mô tương đối nhỏ, phân tán đi kèm với trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý và ứng dụng KH&CN chưa được quan tâm do vậy năng lực cạnh tranh của các DN còn yếu mà nguyên nhân chính là chưa tạo ra được các “thương hiệu” (3)

mạnh, chưa có sản phẩm mang tính công nghệ với chất lượng cao và ổn định, do đó nhiều DN còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, .... Nhiều sản phẩm sản xuất mặc dù có chất lượng khá như gốm mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu được thị trường ngoài nước chấp nhận nhưng trình độ quản lý, khả năng đàm phán, giao dịch thương mại yếu, do vậy việc xuất khẩu trực tiếp còn hạn chế, phải bán qua các DN trung gian xuất khẩu ngoài tỉnh (TP.HCM, Bình Dương…) nên hiệu quả kinh doanh thấp.

5.3. Các yếu tố phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển KH&CN trong DN chưa được đáp ứng đầy đủ. Cụ thể:

- Về lao động : nguồn lao động của tỉnh nói chung tương đối dồi dào, lực lượng lao động trẻ chiếm số lượng lớn, sẳn sàng làm việc cho các DN và chấp

nhận mức lương chưa phải là cao, nhưng thực trạng là không ít DN vẫn thiếu lao động có tay nghề cao, thiếu lao động có kỹ thuật được đào tạo hệ thống; đa số là lao động phổ thông hoặc được đào tạo không chính qui. Vì vậy khi đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất hoặc phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao, thì đội ngũ lao động hiện tại không đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu, tình trạng thiếu lao động có kỹ thuật và tay nghề cao ngày càng trầm trọng. Đặc biệt có hơn 98% DN nói chung và 91% DN sản xuất chế biến, chế tạo chưa có bộ phận nghiên cứu phát triển . Điều này là một hạn chế rất lớn vì tỉnh có đủ và thừa về mặt số lượng lao động, nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ quản lý, năng lực R&D. Điều này đặt ra nhu cầu là cần tăng cường việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ quản lý và nâng cao nguồn nhân lực KHCN, đào tạo về tay nghề cho người lao động để đáp ứng được nhu cầu của các DN trong tỉnh hiện tại và tương lai;

- Về vốn : Hiện nay nguồn lực về tài chính, vốn của DN còn ở mức thấp, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dành cho các DN còn nhiều hạn hẹp. Mặt khác các cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, tài chính cho DN trong lĩnh vực KH&CN (quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN, hỗ trợ ĐMCN) chưa hình thành và cũng còn những bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện;

- Về nhu cầu thông tin, thị trường thuộc lĩnh vực KH&CN cho các DN còn hạn chế; trong đó các nhu cầu về tập huấn, đào tạo; nhu cầu về tư vấn, nhu cầu được phổ biến các quy định của luật pháp, các cơ chế chính sách cũng đang là khâu yếu và thiếu, khiến cho các DN trong tỉnh chưa tiếp cận với KH&CN trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tìm kiếm thị trường, nhất là thị trường công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ngoài nước chưa phát triển, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu bức xúc của các DN, đặc biệt với khu vực DN ngoài quốc doanh.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 64)