- Nhu cầu hình thành thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức các “Chợ công nghệ và thiết bị”
3. Những cơ chế và giải pháp thực hiện khuyến nghị ban hành, nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và đổi mới công nghệ đối với doanh
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Việc đẩy mạnh hoạt động R&D trong các DN nói chung và DN chế biến tại tỉnh Vĩnh Long là một tất yếu. Ngày nay, sự cạnh tranh nhờ vào các yếu tố thuận lợi của địa lý tự nhiên, vào nguồn lao động rẻ đã không còn là lợi thế. Vì vậy, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng con đường phát triển KH&CN sẽ là giải pháp tối ưu và có ý nghĩa thực thi, nhất là đối với DNNVV vốn rất phổ biến của nước ta nói chung, cũng như của Vĩnh Long nói riêng.
Thời gian qua, để tạo điều kiện cho DN cải tiến, đổi mới công nghệ, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản từ luật đến các văn bản dưới luật của Chính phủ, của các Bộ ngành, nhất là các Bộ Tài Chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ, UBND tỉnh … Nhìn chung, trong quá trình triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trên, các cơ quan quản lý nhà nước: Chính phủ và UBND các cấp, cũng như các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, kể cả cá nhân (cụ thể là các nhà khoa học) đã đưa ra nhiều giải pháp khả thi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy DN không ngừng ĐMCN theo sự đổi mới hệ thống công nghệ quốc gia.
Từ những thông tin mà tác giả luận văn thu nhận được, bước đầu cho phép kết luận rằng, các cơ chế, chính sách cũng như giải pháp thực hiện nhằm hỗ trợ DN trong hoạt động KH&CN và NC&TK đã mang lại những thành tựu đổi mới cho HTĐMQG, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định, nhất là tiềm lực KH&CN của DN còn yếu, sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; từ đó việc tạo cơ hội để DNNVV ở cấp tỉnh, tiếp cận với cơ chế, chính sách, với các nguồn lực công như vốn, trang thiết bị kỹ thuật, tài sản trí tuệ quốc gia…, còn hạn hẹp, chỉ mới bước đầu, chứ chưa được rộng rãi.
Thực tế khảo sát và phân tích từ thực trạng hoạt động KH&CN tại các DN chế biến ở tỉnh Vĩnh Long đã phản ảnh những yếu kém nội tại từ phía DN và những hạn chế của sự tác động từ những cơ chế, chính sách của Chính phủ như Nghị định 119/1999/NĐ-CP và một số cơ chế khác có liên quan đến việc khuyến khích, hỗ trợ DN thực hiện NC&TK và đổi mới công nghệ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế này, cả khách quan lẫn chủ quan.
Về khách quan, khi phân tích các cơ chế và giải pháp thực hiện cho thấy những quy định Chính phủ ban hành để hỗ trợ DN còn nặng về ưu đãi cho DN Nhà nước, còn tập trung vào những ngành mũi nhọn, những DN có sản phẩm là công nghệ cao. Mặt khác, một số thủ tục và các điều kiện được ưu đãi rất khắt khe, các DNNVV khó có thể đáp ứng, nhất là tỷ lệ vốn đối ứng của DN; trong khi đó hầu hết DN của nước ta hiện nay, nhất là ở các tỉnh chỉ là DNNVV. Đối với cơ chế hoạt động của các Quỹ hỗ trợ tài chính cho DN đổi mới công nghệ còn quá mới mẻ và chưa có nguồn kinh phí đủ lớn để hỗ trợ DN. Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay còn gặp một số khó khăn như nguồn vốn ban đầu, bộ máy điều hành chưa có hoặc thiếu kinh nghiệm . Đối với Vĩnh Long Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN đã được xây dựng từ nhiều năm nay (2005) nhưng vẫn chưa thể hình thành Quỹ để đi vào hoạt động.
Về chủ quan, hiện nay các DN nước ta nói chung và Vĩnh Long nói riêng đa số là DNNVV, nên chưa đáp ứng đủ các yếu tố về tiềm lực KH&CN trong việc tiếp cận với các cơ chế và hoạt động KH&CN cũng như NC&TK. Cụ thể về nhân lực, hiện còn trên 45% chủ DN và 81,5% lao động chưa qua đào tạo chuyên môn; về vật lực, trên 91% DN chưa có bộ phận nghiên cứu R&D, chưa có phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thử; về tài lực hơn 70% DN là DNNVV, có vốn dưới 10 tỷ đồng và tin lực chưa có các trung tâm R&D, cũng như trung tâm thông tin KHCN đủ mạnh để cung cấp và tư vấn về KH&CN. Đây là những hạn chế lớn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài, nếu như không sớm tìm những giải
pháp khắc phục. Đây cũng sẽ là những nội dung mà tác giả luận văn khuyến nghị cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để có những định hướng xây dựng cơ chế, giải pháp thích hợp. Muốn làm được điều này, ngay từ bây giờ các ngành chức năng cần rà soát lại tiềm lực KH&CN của tỉnh, của quốc gia, quy hoạch và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất về KH&CN nhất là các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng KHCN; trung tâm thông tin và tư vấn KH&CN; đặc biệt cần chú ý phát huy nguồn lực từ các trường CĐ-ĐH, tăng cường mối liên kết với các cơ quan khoa học trong và ngoài tỉnh.
Một vấn đề cũng cần hết sức lưu ý là phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của KH&CN trong hội nhập kinh tế quốc tế cho các đối tượng chủ DN và những người làm quản lý tại các DN. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, mặc dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như Nghị định 119/1999/NĐ-CP ban hành đến nay đã trên 10 năm, với không ít ưu đãi được nêu ra như: miễn giảm thuế; ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ưu đãi về tín dụng; ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hoá và hoạt động thuộc lĩnh vực KH&CN... nhưng hầu hết các doanh nghiệp ở Vĩnh Long (trên 98%) chưa tiếp cận và đủ khả năng đáp ứng các điều kiện ưu đãi, do vậy các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ của DN vẫn chưa phát huy tác dụng thực sự đối với địa bàn Vĩnh Long.
Điều này cho thấy có nhiều nguyên nhân làm cho cơ chế chính sách cũng như giải pháp thực hiện chưa đi vào thực tiễn, trong đó có những nguyên nhân từ phía DN và có những nguyên nhân từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Về góc độ quản lý Nhà nước, tuy Chính phủ đã nhìn thấy nhu cầu của doanh nghiệp và đã có các giải pháp nhằm khuyến khích và ưu đãi, nhưng doanh nghiệp lại không thấy. Hoặc chính sách đã ban hành từ trên (trung ương), nhưng ở dưới (tỉnh), nhất là vai trò tham mưu của các Sở, ngành chủ quản còn hạn chế, thậm chí coi như không thuộc chức năng của mình. Qua kết quả khảo sát, 100% DN trả lời
chưa được triển khai Nghị định 119. Ngoài ra khi triển khai áp dụng các cơ chế trên, tuy các bộ, ngành đã có hướng dẫn nhưng còn nhiều điều bất cập, chưa rõ ràng, mặt khác các Sở ngành địa phương còn thiếu quan tâm, không linh hoạt “vì sợ vượt rào”, từ đó nhiều địa phương và trung ương còn thể hiện thái độ thiếu thống nhất trước việc đưa văn bản đến với doanh nghiệp. Và kết cục khó tránh khỏi là doanh nghiệp mất lòng tin với Nhà nước. Sự mất lòng tin này đã xuất hiện qua thái độ “ thờ ơ” của doanh nghiệp, không quan tâm tới các chính sách mới ban hành. Các chính sách chỉ xuất hiện trên danh nghĩa, chưa thể đi vào cuộc sống,...