Một số thực trạng, nhu cầu tổng quan của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 53 - 58)

- Nhu cầu hình thành thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức các “Chợ công nghệ và thiết bị”

2. Một số thực trạng, nhu cầu tổng quan của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Long trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Theo số liệu từ kết quả điều tra của Cục Thống kê, thì tổng số doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép có đến ngày 31/12/2008 của tỉnh Vĩnh Long là 2.389 doanh nghiệp nhưng thực tế đang hoạt động là 1.356 doanh nghiệp, đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động là 68, tạm ngừng sản xuất kinh doanh là 60, không tìm thấy địa chỉ là 108 và 797 doanh nghiệp đã giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình.

Trong tổng số 1.356 doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27, công nghiệp 330, xây dựng 233, thương nghiệp 547, vận tải kho bãi 53, khách sạn nhà hàng 53, các ngành dịch vụ khác còn lại là 113.

2.1.Về thực trạng, nhu cầu tổng quan của các doanh nghiệp Vĩnh Long

2.1.1- Nhu cầu về lao động của doanh nghiệp

Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số lao động đang làm việc trong các DN là 40.151 người, nếu so với thời điểm 31/12/2007 số lao động của các DN tăng 3.934. Qua phân tích về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong DN cho thấy, hiện tại trong số 825 DN được điều tra, thì số chủ DN hoặc giám đốc có trình độ sau đại học là 7 người chiếm tỷ lệ 0,84%; số có trình độ CĐĐH là 248 người, chiếm tỷ lệ 30,06%; trình độ trung cấp là 141 người, chiếm 17,1%; sơ cấp nghề là 45 người, chiếm 5,45%; còn lại thuộc trình độ khác là 384 người, chiếm tỷ lệ 46,54%. Còn đối với lực lượng lao động thì tỷ lệ qua đào tạo còn

thấp hơn nhiều, chỉ chiếm khoảng 18,05% ; trong đó khu vực DN nhà nước tỷ lệ này là 25,3%, khu vực ngoài nhà nước chỉ chiếm 11,9%.

Qua số liệu khảo sát và phân tích mẫu của 196/200 DN do Cục Thống Kê và học viên (tác giả) thực hiện thì quy mô bình quân 01 DN năm 2008 sử dụng gần 102 lao động . Trong đó, số DN có dưới 5 lao động chiếm tỉ lệ 10,2%, từ 5 - <10 lao động chiếm tỉ lệ 19,9%, từ 10 - <30 lao động chiếm tỉ lệ 31,12%, từ 30 - <50 lao động chiếm tỉ lệ 11,73%, từ 50 - <100 lao động chiếm tỉ lệ 12,76%, từ 100 - <300 lao động chiếm tỉ lệ 9,69%, từ 300 - <1000 lao động chiếm tỉ lệ 3,57% và trên 1000 lao động chiếm tỉ lệ 1,02%. Qua đó cho thấy qui mô sử dụng lao động của các doanh nghiệp chế biến tại Vĩnh Long còn nhỏ, phần lớn nằm ở mức từ 10 – 50 lao động và tập trung nhiều ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước nên vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động ở loại hình kinh tế này còn nhiều hạn chế [29, tr.46].

2.1.2. Nhu cầu về đào tạo và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong

thời gian tới: Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới (2008-2010), dẫn đến việc các DN bắt buộc phải cắt giảm lao động trong năm 2008 và 2009, nhưng nhìn chung nhu cầu đào tạo và tuyển dụng lao động của DN trong thời gian tới là rất lớn. Qua khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và đào tạo ở 196 DN trong giai đoạn tới thì số có nhu cầu đào tạo là 1.193 người và tuyển dụng 10.043 người, trong đó tuyển dụng lao động trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài là 7.611 người (bình quân 1 DN tuyển 2.537 lao động), kinh tế ngoài nhà nước là 2.359 người (bình quân 1 DN tuyển 13 lao động) và kinh tế nhà nước là 73 người (bình quân 1 DN tuyển 05 lao động).

Loại lao động có nhu cầu tuyển dụng của các DN trong giai đoạn tới, chia theo trình độ tuyển dụng là: lao động phổ thông 8.901 người chiếm 88,63%,

có trình độ công nhân kỹ thuật và trung cấp là 843 người, chiếm tỉ lệ 8,4%, có trình độ cao đẳng đại học và trên đại học là 299 người, chiếm tỉ lệ 2,98%.

Số liệu trên cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trong thời gian tới là rất lớn, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động tại tỉnh. Tuy nhiên phần lớn các DN chỉ tuyển dụng lao động phổ thông để sản xuất trong các ngành công nghiệp giản đơn và gia công là chủ yếu như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, giầy da, phụ hồ xây dựng. Số lao động có trình độ chuyên môn cao còn rất ít.

2.1.3. Nhu cầu về vốn và tài sản : Tại thời điểm đầu năm 2007 tổng trị

giá tài sản của các DN qua khảo sát là 3.149,5 tỷ đồng , đến cuối năm 2007 tăng lên 4.765 tỷ đồng và cuối năm 2008 là 5.727,4 tỷ đồng. Bình quân mỗi DN đến cuối năm 2008 có 29,2 tỷ đồng tiền vốn và tài sản đang dùng vào sản xuất kinh doanh.

Mức vốn bình quân 1 DN như trên là tương đối khá lớn so với các tỉnh trong khu vực, bình quân 1 DN nhà nước cuối năm 2008 có 105 tỉ đồng tiền vốn, DN ngoài nhà nước là 17,4 tỉ đồng và DN có vốn đầu tư của nước ngoài có 354,2 tỉ đồng tiền vốn.

Tuy vậy trong cơ cấu nguồn vốn của DN thì nợ phải trả (vốn vay, vốn chiếm dụng…) chiếm đến 63,13% trong khi vốn tự có của DN chỉ có 2.111,8 tỷ đồng, bình quân mỗi DN chỉ có 10,77 tỷ đồng vốn tự có.

Phân tổ theo qui mô nguồn vốn thì tỉ lệ DN có qui mô vốn dưới 500 triệu đồng chiếm tỉ lệ 5,1%; từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 12,24%, từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 37,76%, từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 13,78%, từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng chiếm tỉ lệ 18,37%, từ 50 đến dưới 100 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 5,61% và trên 100 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 7,14%. Điều này phản ảnh qui mô vốn của DN trong tỉnh Vĩnh Long chủ yếu là ở mức DN vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ

đồng) và tập trung nhiều ở loại hình các DN thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

Biểu đồ 1.2. Quy mô vốn và đầu tư của DN

Trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của các DN có đến thời điểm 31/12/2008 thì tỉ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 44,88%, tài sản ngắn hạn chiếm 55,12%. Điều đáng quan tâm là trong tổng tài sản ngắn hạn, giá trị thành phẩm tồn kho của các DN còn lớn; giá trị thành phẩm tồn kho có đến cuối năm của các DN qua khảo sát là 217,9 tỷ đồng, bình quân 01 DN đến cuối năm 2008 còn tồn kho thành phẩm với giá trị là 1,11 tỷ đồng, so với năm 2007 giá trị thành phẩm tồn kho tăng 6,65% do tiêu thụ hàng hóa năm 2008 chậm hơn năm 2007.

Do quy mô vốn còn nhỏ, phân tán đi kèm với công nghệ thủ công lạc hậu, đây chính là sự hạn chế và bất cập lớn nhất của DN Vĩnh Long, từ đó dẫn đến nhiều yếu kém khác như: sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài.

2.1.4. Nhu cầu về thị trường xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa:

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 qua khảo sát đạt 181,8 triệu USD, tăng 41,1% so với năm 2007.

Kế hoạch xuất khẩu các DN đặt ra năm 2009 chỉ có 169,8 triệu USD, giảm 7,1% so với năm 2008.

≥1 tỷ 17% 1-5 tỷ 38% 5-10 tỷ 14% 10-50 tỷ 18% 50-100 tỷ 6% ≤ 100 tỷ 7% ≥1 tỷ 1-5 tỷ 5-10 tỷ 10-50 tỷ 50-100 tỷ ≤ 100 tỷ

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 có tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng xu hướng những tháng cuối năm bị chững lại vì mặt hàng xuất khẩu chính trong quí I/2009 tăng mạnh là ở mặt hàng gạo, giầy da và hàng thủ công mỹ nghệ (chiếu thảm)...., nhưng sản lượng xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2009 giảm xuống làm cho kim ngạch xuất khẩu chung của toàn tỉnh giảm theo.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2008 so 2007 như sau : gạo tăng 5,11%, thảm chiếu tăng 32,9%, trứng muối tăng 57,2%, giầy da tăng 5,27%, gốm sứ tăng 5,9%, dầu nhờn giảm 80%...

Các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu hiện nay vẫn còn ít chủ yếu vẫn là gạo xay xát, giầy da, hàng thủ công mỹ nghệ, hột vịt muối và nấm rơm muối.... Tuy nhiên hiện nay trị giá xuất khẩu trực tiếp của các DN tham gia vào mức xuất khẩu chung toàn tỉnh chỉ có 83,18%, còn lại gần 17% phải bán qua trung gian các DN xuất khẩu ngoài tỉnh.

2.2. Nhu cầu về hoạt động R&D và phát triển công nghệ

Qua phỏng vấn trực tiếp và phiếu khảo sát về khả năng nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh của DN chế biến ở Vĩnh Long trong thời gian tới, các doanh nghiệp cho biết như sau:

- Nhu cầu về hình thành các bộ phận R&D của DN : có 8,67% cho rằng có

nhu cầu và đã hình thành bộ phận này, 31,12% cho rằng có nhu cầu nhưng chưa bức thiết vì chưa bố trí được người thích ứng cũng như chưa đủ điều kiện tài chính và cơ sở vật chất, 60,20% cho rằng chưa có nhu cầu vì điều kiện DN nhỏ (trong đó khoảng 20% DN chưa hiểu hoặc hiểu đúng chức năng R&D là để làm gì);

- Nhu cầu về đổi mới trang thiết bị dây chuyền công nghệ: 10,71% ý kiến

nay công nghệ đang sản xuất còn đáp ứng tốt, 45,92% muốn áp dụng một số quy trình công nghệ mới, chủ yếu là ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO, GMP, HACCP) hoặc đầu tư thiết bị công nghệ mới (chủ yếu để mở rộng sản xuất) hoặc đổi mới thay thế công nghệ (chủ yếu các nhà máy lau bóng gạo xuất khẩu, đông lạnh nông-thuỷ sản xuất khẩu), 34,69% không xác định hoặc không liên quan và 8,67% doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi, cải tiến lại một phần dây chuyền sản xuất;

- Nhu cầu về nâng cao trình độ, phương pháp quản lý điều hành SXKD:

13,78% không có nhu cầu thay đổi quy trình quản, lý do đã áp dụng các công nghệ và phương pháp tiên tiến (đã có ứng dụng CNTT, điện tử trong quản lý điều hành, tiếp thị), 70,92% có nhu cầu tiếp cận với các phương pháp quản lý mới nhưng chưa mạnh dạn áp dụng mà vẫn duy trì các phương thức quản lý cũ (có ứng dụng một phần CNTT nhưng còn theo mô hình cơ học, quản lý theo kinh nghiệm, chức năng), lý do chưa đủ năng lực tiếp cận với công nghệ mới; 15,30% không có ý kiến;

- Nhu cầu về liên kết đào tạo và nghiên cứu R&D trong tỉnh và khu vực: 4,59% cho là rất cần thiết, 37,24% tương đối cần thiết, 58,16% không ý kiến;

- Nhu cầu về hỗ trợ nguồn kinh phí cho đào tạo và hoạt động R&D của

doanh nghiệp: 20,92% cho là cần được hỗ trợ tài chính trong hoạt động R&D vì

DN rất khó khăn , 34,69% tương đối khó khăn và 44,39% không ý kiến;

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)