ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 112 - 128)

- Cty Ông/Bà có đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KH&CN cho doanh nghiệp/công ty của Ông/Bà không?

6 Trong 19 mẫu điều tra có bao gồm 19 DN đã được cấp chứng nhận đạt HTQLCLTCQT Do đó trong bài này

ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG

(Ban hành kèm theo Quyết định số ...ngày .... tháng ... năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Chƣơng I

Những quy định chung Điều 1. Tính chất và mục đích hoạt động

1. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long (sau đây viết tắt là Quỹ) là tổ chức sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp địa phương, hoạt động theo Quyết định số :.../2010/QĐ-UB ngày .... tháng ....năm 2010, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Tên giao dịch quốc tế của quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long là Vinh Long Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là VILOFOSTED.

3. Quỹ hoạt động vì mục đích bảo toàn và phát triển nguồn vốn, từng bước chuyển thành đơn vị sự nghiệp tự trang trải độc lập. Hoạt động của Quỹ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Điều 2. Địa vị pháp lý

Quỹ trực thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh Vĩnh Long thông qua sự giám sát trực tiếp của Hội đồng quản lý Quỹ và được uỷ thác cho Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh tại Vĩnh Long quản lý .

Văn phòng Quỹ phát triển KH&CN được đặt tại Trụ sở của Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh tại Vĩnh Long, số 08, Đường Hưng Đạo Vương, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long. Giám đốc Điều hành Quỹ (do Giám đốc

Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh tại Vĩnh Long kiêm nhiệm) chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định của luật pháp và các quy định trong văn bản này.

Điều 3. Vốn hoạt động

Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:

1. Vốn được cấp ban đầu là 15 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của Tỉnh, được phân bổ trong 5 năm kể từ khi thành lập.

Triệu đồng:

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Kinh phí 5.000 3.000 3.000 2.000 2.000

2. Vốn cấp bổ sung: Hàng năm trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách tỉnh, Quỹ sẽ được xem xét để cấp bổ vào nguồn vốn đã tài trợ cho các khoản không hoàn lại, hoặc nguồn tài trợ trả lãi suất (ở bất kỳ ngân hàng nào trong tỉnh) đối với các dự án vay ứng dụng thành tựu KH&CN đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Nguồn bổ sung còn được hình thành từ khoản kinh phí thu hồi từ dự án sản xuất thử nghiệm, các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đầu tư hoặc hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN hoặc nguồn vốn tài trợ của Quỹ, thu từ các nguồn ngân sách khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định theo thẩm quyền. Từ các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ, hiến tặng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Các khoản thu từ hoạt động của Quỹ. Các nguồn khác mà pháp luật không cấm.

Điều 4. Đối tƣợng đƣợc tài trợ, vay vốn

A) Thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề, lĩnh vực Tỉnh ưu tiên khuyến khích, do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện; Cụ thể:

a). Chi hỗ trợ cho sản xuất thử, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ với các nội dung :

- Hỗ trợ hoàn thiện công nghệ (bao gồm hoàn thiện dây chuyền công nghệ, thiết lập quy trình công nghệ tối ưu, bổ sung làm mới thiết bị máy móc và các dụng cụ kiểm tra, đo lường...)

- Hỗ trợ sản xuất thử sản phẩm của đề tài, dự án (chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, lao động...)

- Hỗ trợ đào tạo lại cán bộ quản lý công nghệ, công nhân kỹ thuật cao phục vụ trực tiếp cho đề tài, dự án.

- Hỗ trợ cho hợp tác, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm do đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra.

Mức kinh phí do Quỹ phát triển KH&CN tỉnh hỗ trợ cho các nội dung trên, tối đa không quá 30% tổng mức đầu tư cần thiết để thực hiện đề tài, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt (nhưng không đầu tư trang thiết bị gián tiếp : xe, nhà xưởng...) .

b). Hỗ trợ đầu tư thu hồi 50% - 100% đối với dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.

c). Chi tạm ứng cho các đề tài, dự án, nhiệm vụ Khoa học - công nghệ mang tính thời vụ trong khi chờ UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch Khoa học - Công nghệ hàng năm.

d). Chi hỗ trợ đầu tư đối với đề tài, dự án do doanh nghiệp tự đầu tư thực hiện, khi kết thúc được đánh giá có giá trị khoa học - kinh tế - xã hội rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tùy thuộc vào giá

trị khoa học - kinh tế - xã hội của kết quả đề tài, dự án mang lại, tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài, dự án (không bao gồm trang thiết bị gián tiếp : xe, nhà xưởng ...).

đ). Chi cho hoạt động xét duyệt và khen thưởng hàng năm và đột xuất cho các công trình Khoa học - Công nghệ mang lại nhiều kết quả trong sản xuất và đời sống, có đóng góp xuất sắc vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

e). Chi quản lý xét duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án,... f). Chi cho các nhiệm vụ Khoa học - Công nghệ đột xuất, mới phát sinh có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn theo Quyết định của UBND tỉnh (sau khi kế hoạch khoa học - công nghệ của tỉnh hàng năm đã được phê duyệt).

B). Quỹ cho vay vốn để thực hiện các dự án:

a) Hoàn thiện công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, thử nghiệm quy trình công nghệ mới, ...) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Các dự án này không thuộc chương trình, đề tài, dự án trong kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước;

b) Chuyển giao công nghệ để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c). Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 5. Điều kiện đƣợc tài trợ, vay vốn

Ưu tiên cho tổ chức, cá nhân có hộ khẩu, văn phòng giao dịch tại Vĩnh long. Các tổ chức, cá nhân xin tài trợ vốn, tài trợ ưu đãi lãi suất vay vốn của Quỹ phải có đề tài, dự án được lập theo mẫu quy định của Quỹ và được Quỹ thẩm định. Đề tài, dự án này không được trùng lắp với các nhiệm vụ khoa học

và công nghệ đã hoặc đang được thực hiện bằng nguồn ngân sách khác của Nhà nước.

Điều 6 . Miễn giảm thu hồi

a)- Miễn thu hồi đối với các đề tài, dự án tạo ra sản phẩm chưa thể thương mại hóa do những tác động khách quan hoặc theo các đề tài, dự án ưu đãi đã được ghi rõ trong Hợp đồng nghiên cứu.

- Trong những trường hợp đề tài, dự án có thu hồi nhưng phải ngừng triển khai hoặc trong quá trình triển khai gặp thiên tai, hỏa hoạn, thị trường tiêu thụ biến động dẫn đến sản phẩm của đề tài, dự án không tiêu thụ được hoặc các trường hợp bất khả kháng khác, thì được xem xét miễn giảm kinh phí thu hồi. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài Chính kiểm tra, kết luận và quyết định mức miễn giảm kinh phí thu hồi cụ thể.

b)- Mức thu hồi đối với các nhiệm vụ KH&CN được áp dụng theo quy định Thông tư số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN, ngày 04/10/2006, Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

c)- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và Giám đốc Sở Tài chính được chủ động quyết định mức thu hồi trên cơ sở tư vấn của Hội đồng thẩm định và Hội đồng đánh giá nghiệm thu đối với các nhiệm vụ KH&CN cơ sở được đầu tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN trên địa bàn tỉnh.

Điều 7: Nội dung thu và mức thu cụ thể đối những đề tài không thuộc trường hợp miễn, giảm thu hồi, như sau:

A. Nội dung thu :

a) Từ bán các sản phẩm do thực hiện các đề tài, dự án KH&CN

c) Từ bán vật tư dư thừa sau khi thực hiện đề tài, dự án.

d) Từ bán tài sản cố định, công cụ lao động... sau khi đề tài, dự án kết thúc.

e) Các nguồn thu khác. B. Mức thu :

Mức thu hồi đối với các đề tài, dự án từ 50% đến 100% kinh phí thu được khi đầu tư từ nguồn sự nghiệp Khoa học - Công nghệ và Quỹ phát triển KH&CN, được phân theo các đối tượng như sau :

a) Mức thu hồi từ 60% kinh phí đầu tư đối với các nhiệm vụ in ấn và phát hành các sản phẩm Khoa học - Công nghệ dưới dạng sách.

b) Mức thu hồi từ 50 - 70% kinh phí từ nguồn bán sản phẩm đối với các đề tài, dự án phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn, miền núi, các vùng kinh tế có khó khăn.

c) Mức thu hồi từ 60-80% kinh phí đầu tư áp dụng đối với :

+ Các đề tài, dự án tạo ra sản phẩm có tính công nghiệp được thương mại hóa, những sản phẩm có quy mô nhỏ hoặc đơn chiếc.

+ Các đề tài, dự án ứng dụng công nghệ cao theo quyết định của UBND tỉnh.

+ Các dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu từ nước ngoài.

d) Mức thu hồi từ 70-100% đối với các đề tài, dự án không thuộc các đối tượng trên.

Chƣơng II

Nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chứcvà hoạt động của Quỹ Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ

1. Tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn quy định tại Điều 3 của Điều lệ này. 2. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn.

3. Bảo toàn và phát triển vốn.

4. Chấp hành các quy định của Điều lệ Quỹ, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Hội đồng quản lý hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

6. Tổ chức việc thẩm định và quyết định tài trợ, cho vay đối với các dự án xin tài trợ, vay vốn.

7. Tài trợ, cho vay, thu hồi vốn và lãi cho vay.

8. Kiểm tra việc thực hiện các dự án nhận tài trợ, vay vốn.

9. Đình chỉ việc tài trợ, cho vay hoặc thu hồi vốn đã cho vay khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ.

10. Quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước để vận động tài trợ cho Quỹ hoặc ủy thác cho Quỹ tài trợ, cho vay để thực hiện các dự án khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Sử dụng vốn hoạt động.

1. Tài trợ không thu hồi hoặc thu hồi để thực hiện các quy định tại Điều 4 của Điều lệ này:

2. Cho vay với lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các ngân hàng tại thời điểm cho vay hoặc không lấy lãi (khoản tính lãi sẽ thông qua vốn ngân sách bù

lỗ khi dự án đó được UBND tỉnh chấp thuận) để thực hiện dự án quy định tại Điều 4 của Điều lệ này. Tổ chức, cá nhân được vay vốn của Quỹ không phải thế chấp tài sản trong trường hợp dự án được Hội đồng thẩm định của Quỹ đánh giá có tính khả thi cao và chủ dự án có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện dự án.

3. Chi lương và hoạt động bộ máy của Quỹ, hoạt động của Hội đồng thẩm định và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của Quỹ. Các chi phí này được thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính hiện hành. (Nguồn chi phải được quyết toán tại Kho bạc Nhà nước và đưa vào dự toán ngân sách cấp bổ sung của năm sau).

Điều 10. Bộ máy tổ chức và điều hành

Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm Hội đồng quản trị (hay quản lý) Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ.

Điều 11. Hội đồng quản lý Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm 9 thành viên là nhà khoa học, nhà quản lý hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Cơ cấu như sau: : Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Giám Sở KH&CN làm Phó Chủ tịch thường trực, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên Giáo, Ban Giám đốc các Sở Tài chính , Sở KH&ĐT là các uỷ viên thường trực, đại diện các Sở, Ban ngành khác: Công nghiệp, Nông Nghiệp, Xây dựng, TM-DL, các nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm quản lý... là uỷ viên (trong các uỷ viên thường trực có 01 uỷ viên được phân công làm Uỷ viên thư ký hoặc được Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng đề cử, được tham gia ý kiến nhưng không được biểu quyết trong các kỳ họp ).

2. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng họp thường kỳ để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc chức

năng, nhiệm vụ của mình. Hội đồng họp bất thường để giải quyết các vấn đề cấp bách do Cơ quan điều hành Quỹ đề nghị.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ :

a) Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; phương thức tài trợ, cho vay của Quỹ;

b) Phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ do Giám đốc Quỹ trình;

c) Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn khác để tư vấn trong xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thẩm định đề cương hoặc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các vấn đề liên quan khác;

d) Phê duyệt kế hoạch và báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ;

đ) Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;

e) Ban hành theo thẩm quyền các quy định cần thiết của Quỹ. 3. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ :

a) Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc Quỹ hoặc Trưởng Ban kiểm soát Quỹ hoặc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị;

b) Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ

hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được uỷ quyền chủ trì. Nội dung và các quyết định của cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.

4. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các hoạt động theo quy chế của Hội đồng quản lý Quỹ.

5. Hội đồng quản lý Quỹ sử dụng bộ máy của Cơ quan điều hành Quỹ và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Điều lệ. Các thành viên Hội đồng quản lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nội

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 112 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)