- Nhu cầu hình thành thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức các “Chợ công nghệ và thiết bị”
2. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đổi mới hệ thống công nghệ tại doanh nghiệp thuộc tỉnh Vĩnh Long
2.4. Cơ chế hỗ trợ và giải pháp thực hiện về các lĩnh vực ưu tiên
- Được miễn giảm thuế thu nhập DN
+ Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại được miễn từ 1 năm đến 5 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 đến 5 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc Danh mục A, B ban hành kèm theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP
+ Cơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập DN cho các phần thu nhập có được trong các trường hợp sau:
++ Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin KH&CN;
++ Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm theo đúng quy trình sản xuất, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm;
++ Phần thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, nhưng tối đa không quá 1 năm kể từ ngày áp dụng công nghệ mới này để sản xuất sản phẩm;
++ Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp;
++ Miễn thuế thu nhập DN cho nhà đầu tư góp vốn dưới các lĩnh vực: Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật;
++ Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định: Thiết bị, máy móc, phương tiên vận tải chuyên dùng (nằm trong dây chuyền công nghệ) nhập khẩu để tạo tài sản cố định của DN hoặc mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ;
++ Miễn thuế thu nhập cá nhân: Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của DN, của Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển KH&CN quốc gia trong thời hạn 5 -10 năm (theo địa bàn), kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân.
Theo quy định này, các hoạt động KH&CN được xếp danh mục ngành, nghề thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư. Cụ thể như:
- Hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Bao gồm :
+ Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; sản xuất vật liệu mới, vật liệu quý hiếm;
+ Đầu tư sản xuất máy tính, sản phẩm phần mềm;
+ Cung cấp các dịch vụ: nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin;
+ Đầu tư sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử; sản xuất thiết bị viễn thông, Internet; ứng dụng công nghệ mới để sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông;
+ Ứng dụng công nghiệp kỹ thuật cao; ứng dụng công nghệ mới về sinh học trong: phục vụ y tế, sản xuất cây giống, con giống, phân bón sinh học, thuốc trừ
sâu sinh học, vắc xin thú y; xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, tái chế phế liệu, phế thải;
+ Tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, quản trị kinh doanh, dịch vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Các hoạt động ĐMCN: đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; đa dạng hóa ngành, nghề, sản phẩm:
+ Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới, đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư ĐMCN vào ngành, nghề thuộc lĩnh vực quy định tại Danh mục này;
+ Đầu tư công trình xử lý chất thải để bảo vệ môi trường; thu gom rác thải; + Sản xuất thiết bị xử lý chất thải.
- Một số lĩnh vực và ngành, nghề khác: + Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi;
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có quy mô trang trại trở lên;
+ Đầu tư sản xuất: thuốc tân dược chữa bệnh cho người; thiết bị y tế, dụng cụ chỉnh hình; xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật; xây dựng kho bảo quản dược phẩm; dự trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng, chống lụt, bão, thảm họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật và cho thủy sản;
+ Đầu tư sản xuất: máy chế biến thực phẩm; máy xây dựng; rô bốt công nghiệp; xe ô-tô các loại, phụ tùng xe ôtô; máy phát điện; thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại; đóng, sửa chữa tàu, thuyền; sản xuất thiết bị xử lý chất thải;
+ Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại mầu, kim loại quý hiếm, sắt xốp dùng trong công nghiệp; sản xuất xi măng đặc chủng, vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, chất dẻo xây dựng, sợi thủy tinh, vật liệu chịu lửa; than cốc, than hoạt tính; sản xuất phân bón;
+ Các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống: chạm trổ; khảm trai; sơn mài; làm hàng mây, tre, trúc; dệt thảm, dệt lụa tơ tằm, dệt thổ cẩm, thêu ren; sản xuất đồ đồng mỹ nghệ; sản xuất hàng đồ gốm mỹ nghệ, đá mỹ nghệ;
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái; đầu tư xây dựng khu công viên văn hóa, bao gồm có đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí;
+ Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, tuyến công nghiệp và cụm công nghiệp, đầu tư sản xuất, chế biến, dịch vụ công nghệ cao trong Khu công nghiệp, tuyến và cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung cho người có thu nhập thấp và xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu, tuyến, cụm công nghiệp;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO).
Tóm lại : tất cả những cơ chế và giải pháp thực hiện nhằm hỗ trợ DN đẩy mạnh hoạt động R&D trong hoạt động KH&CN và SX-KD đã được tỉnh triển khai áp dụng theo quy định. Riêng lĩnh vực KH&CN, ngoài những cơ chế được quy định nói trên, UBND tỉnh còn giao nhiệm vụ cho Sở KH&CN trực tiếp xây dựng các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các DN trong các hoạt động nghiên cứu, xác lập và phát triển nguồn tài sản trí tuệ của các DN, hỗ trợ DN chuyển giao ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ tiếp thu công nghệ thông qua các kênh thông tin KH&CN như: hội thảo khoa học, tập huấn đào tạo, xây dựng các mô hình áp dụng công nghệ mới…
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, một vấn đề cần được quan tâm và “cảnh báo” đó là sự nắm bắt thực trạng, nhu cầu của DN và nhận thức chức năng hoạt động KH&CN tại DN của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng “cảnh báo” về sự thiếu quan tâm, chưa chú ý đầu tư, nâng cao tiềm lực về KH&CN của các DN nhằm phục vụ cho phát triển bền vững của DN khi Việt Nam gia nhập WTO. Qua trao đổi trực tiếp, tác giả luận văn ghi nhận phản ánh của các cơ quan quản lý và cơ quan tư vấn dịch vụ tại Vĩnh Long:
Còn về phía các DN, trái ngược với các quan điểm trên, họ cho rằng:
Nội dung phản ảnh này sẽ còn đề cập và được đánh giá ở phần kết luận và khuyến nghị. Riêng tại mục này, tác giả luận văn đề nghị các cấp, các ngành
Hộp số 1. Doanh nghiệp chưa quan tâm và thờ ơ với ưu đãi hoặc khuyến khích của cơ chế, chính sách; nhiều DN chưa nắm vững các quy định về thủ tục, hoặc quy định mang tính pháp lý. Trong khi đó có những lớp tập huấn miễn phí về phổ biến pháp luật, về quản trị kinh doanh, về nghiệp vụ chuyên môn do nhà nước tổ chức thì số DN tham gia còn quá ít chưa đến 2% DN đăng ký tham gia – Hồ Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, Sở KH&ĐT Vĩnh Long, 10/09.
Hộp số 2. Có nhiều quy định về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động KH&CN, đến hoạt động SX-KD, hay những cơ chế liên quan trực tiếp đến quyền lợi của DN vẫn chưa được quan tâm phổ biến cho DN; hoặc khi tổ chức các lớp tập huấn, các cơ quan quản lý không nắm bắt thực tế nhu cầu DN, tổ chức không thuận tiện về thời gian, nhiều nội dung hoặc vấn đề tập huấn chưa thiết thực, chưa phù hợp với yêu cầu DN. Việc tổ chức tập huấn như các đơn vị nhà nước thường làm vừa tốn chi phí nhưng chưa mang lại hiệu quả “giống như cưỡi ngựa xem hoa” và DN chưa áp dụng được. Còn nếu muốn áp dụng DN phải tự bỏ kinh phí để thực hiện các hoạt động này, thậm chí phải tốn một chi phí rất lớn.- Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Cty Dược VTYT Vĩnh Long, 10/2009.
chức năng (cả trung ương và địa phương) tiếp tục duy trì các cơ chế hiện hành còn mang tính phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ DN đầu tư phát triển hoạt động KH&CN giai đoạn 2010-2015.